Trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ có sao không?
Với các bé sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để giúp bé khỏe mạnh và phát triển. Tuy nhiên, một số trẻ không thể hấp thụ được các dưỡng chất bên trong sữa mẹ gây ra tình trạng dị ứng. Trẻ bị dị ứng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sau này. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da hay rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh.
Trẻ có thể bị dị ứng sữa mẹ nếu trong sữa chứa một số thành phần cơ thể trẻ không dung nạp được. Vì thế, mẹ cần hết sức kỹ càng trong việc ăn uống và luôn để ý đến trẻ mỗi khi ăn một món mới.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ
Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đến trực tiếp từ những gì mẹ hấp thụ từ thức ăn. Cơ địa của trẻ có thể không dung nạp được với một số thành phần nào đó mà mẹ đã ăn và gây ra hiện tượng dị ứng sữa mẹ. Hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các protein từ sữa mẹ với các kháng thể gây hại cho cơ thể.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ
Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp các mẹ có thể phát hiện trẻ có nguy cơ bị dị ứng sữa mẹ:
- Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: Hơi thở khò khè, ho khàn tiếng, xuất hiện đờm ở mũi và vùng cổ họng, nghẹt mũi,…
- Đau bụng, tiêu chảy: Trẻ đi ngoài có phân lỏng thường xuyên 2 – 4 lần/ngày, phân xuất hiện máu.
- Da nổi mẩn đỏ: Làn da của bé bị phát ban giống như bệnh mề đay, mẩn ngứa và sưng phù ở mặt.
- Buồn nôn, nôn ra sữa, đầy bụng, không bú sữa, khó nuốt sữa.
- Trẻ cáu gắt, quấy khóc
- Cân nặng giảm, không tăng cân. Do thiếu hụt chất dinh dưỡng và cơ thể không hấp thu được sữa mẹ.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ
Hãy đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ra dị ứng. Nếu trẻ được chẩn đoán dị ứng thực phẩm, mẹ phải thực hiện chế độ ăn kiêng bằng cách:
- Loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn khỏi chế độ ăn của mẹ từ 2 – 4 tuần. Sau đó tiếp tục cho con bú và theo dõi các triệu chứng của bé có giảm bớt không.
- Khi xác định được chính xác loại thực phẩm đã gây ra dị ứng cho bé thì mẹ cần tạm ngưng ăn thực phẩm đó ít nhất 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 9-12 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này hầu hết trẻ không còn bị dị ứng nữa.
- Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có công thức sữa bổ sung phù hợp.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày.
- Uống đầy đủ nước và cung cấp thêm cho cơ thể nước ép sinh tố.
- Luyện tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,… để tăng cường sức đề kháng.
- Không nên ăn những thức ăn cay, nóng, thực phẩm đóng hộp hoặc các loại hải sản gây kích ứng.
- Có thái độ lạc quan, vui vẻ để hỗ trợ tốt cho việc chăm sóc con.
- Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm khi mang thai và cho con bú.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Trong quá trình mang thai nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo