Trẻ nhỏ bị gãy chân có sao không?
Trẻ nhỏ bị gãy chân là tình trạng xương chân của trẻ vì tác động bên ngoài làm tổn thương, nứt, gãy. Theo các bác sĩ, do tính hiếu động, cường độ hoạt động nhiều và xương của trẻ nhỏ chưa đủ cứng để chống chịu với tác động bên ngoài. Hiện nay, hầu hết các trường hợp gãy chân nếu được phát hiện, xử lí, điều trị kịp thời sẽ vẫn đảm bảo được sự phát triển chiều cao bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sẽ gây ra các di chứng nặng nề: hoại tử, dị tật chân.
Khi xảy ra chấn thương ở chân dù có biểu hiện hay không cũng nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế kiểm tra và chụp x-quang để kịp thời phát hiện và điều trị.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị gãy chân
Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn gãy chân cho trẻ nhỏ, tuy nhiên, đều xuất phát từ tác động của ngoại lực. Cụ thể là:
- Trượt chân khi di chuyển: Với tính hiếu động, trẻ dễ bị trượt té trong lúc đi bộ do đường trơn trượt, đế mòn, hoặc vấp chướng ngại vật.
- Tai nạn xe cộ: Gãy chân do va chạm giữa các phương tiện giao thông cũng tương đối phổ biến
- Té ngã khi chơi đùa: Khi đùa nghịch với bạn bè, trẻ có thể vô ý vấp ngã. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của cú ngã, có thể gây ra tai nạn gãy chân.
- Tiếp xúc với ngoại lực khác: Do cha mẹ không chú ý quan sát, trẻ có thể vô tình chơi gần các khu vực nguy hiểm khiến trượt té, mắc kẹt vào các hốc đá, máy móc,…dẫn đến gãy chân.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị gãy chân
Dấu hiệu thường thấy khi trẻ nhỏ bị gãy chân:
- Gào khóc, đau đớn: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ bị đau, và cũng là cách duy nhất để thể hiện với trẻ chưa biết nói.
- Không thể cử động, khó di chuyển: Gãy chân khiến trẻ khó lòng di chuyển như bình thường
- Bầm tím: Vết bầm tím sẽ xuất hiện ở vị trí bị tổn thương.
- Sưng: Các chấn thương sẽ tạo ra vết sưng, cục u trên chân trẻ.
- Tê: Đây là dấu hiệu của sự tổn thương thần kinh.
- Không thể duỗi thẳng: Chấn thương ở chân, đặc biệt là các khớp khiến trẻ đau đớn khi di chuyển, hoặc làm các hành động duỗi tay chân.
- Tiếng gãy xương rắc: Khi va chạm mạnh, sự tổn thương ở xương có phát ra âm thanh bị nứt gãy này.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị gãy chân
Xương của trẻ có lớp vỏ dày hơn, linh hoạt hơn nên khá dễ dàng cho việc điều trị, hầu hết các trường hợp không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể là:
- Sốc do mất máu và đau: Đây là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không kịp thời xử lí.
- Nhiễm trùng ở trong hoặc các vị trí xung quanh
- Tổn thương dây thần kinh hay mạch máu quanh vùng chấn thương
- Rối loạn dinh dưỡng
- Hội chứng Volkmann: Sau các chấn thương, lưu lượng máu di chuyển giữa các tĩnh mạch, động mạch bị giảm, dẫn đến thiếu oxy máu, tổn thương cơ bắp. Từ đó, gây ra rút ngắn hay co cứng cơ, biến dạng chân tay.
- Các biến chứng khác về sau: liệt, dị tật chân, viêm xương,…
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị gãy chân
Dưới đây là các biện pháp nhằm chăm sóc cho trẻ nhỏ bị gãy chân:
- Sơ cứu cho trẻ trước khi đến bệnh viện: Đặt nẹp cố định trước khi di chuyển giúp giảm thiểu biến dạng, đau đớn cho trẻ.
- Đưa trẻ đến bệnh viện. Tuỳ theo mức độ, tình trạng chấn thương mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Không nên tự ý điều trị tại nhà.
- Tuân theo yêu cầu của bác sĩ và đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn.
- Hạn chế cho trẻ di chuyển khi lớp bột chưa đủ cứng.
- Giữ cho phần bột được khô ráo.
- Chú ý đến biểu hiện của trẻ để kịp phát hiện biến chứng bất thường.
- Không cho trẻ dùng các vật nhọn đâm vào bột khi cảm thấy ngứa.
- Cho trẻ tập phục hồi chức năng theo yêu cầu của bác sĩ để tránh tình trạng teo cơ.
- Cung cấp chế độ ăn giàu đạm, canxi, vitamin để nhanh chóng hồi phục.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị gãy chân
Không có cách phòng ngừa tuyệt đối tình trạng gãy chân ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này:
- Cho trẻ mang dụng cụ bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao.
- Dạy trẻ tránh xa các khu vực nguy hiểm hay đùa giỡn ở các khu vực dễ trượt chân như cầu thang.
- Cho trẻ mang đồ bảo hộ khi tham gia giao thông.
- Chú ý quan sát khi trẻ chơi đùa.
- Hạn chế các vật dụng có thể gây tổn thương cho trẻ. Có thể lót thảm ở nơi trẻ chơi đùa để tránh trượt ngã.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị gãy chân phải làm sao? Trẻ nhỏ bị gãy chân có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo