Trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá có sao không?
Trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá là tình trạng van hai lá không thể mở hoàn toàn khi máu đổ từ buồng tim phía trên bên trái xuống buồng tim phía dưới. Điều này làm một lượng máu ứ lại và tăng áp lực lên tâm nhĩ trái, khiến máu ứ lại phổi gây khó thở. Về lâu dài, ứ máu tại phổi làm tăng áp động mạch phổi và gây biến chứng suy tim phải.
Hẹp van tim hai lá giai đoạn đầu thường khó nhận biết và chỉ vô tình phát hiện khi được kiểm tra tim. Vì thế nếu nhận thấy trẻ có những bất thường về tim mạch cần đưa trẻ đi khám ngay.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá
Bệnh hẹp van tim hai lá thường xảy ra ở những trẻ có tiền sử sốt thấp khớp hay viêm nội tâm mạc liên quan đến liên cầu tan máu nhóm A. Các vấn đề của van tim xảy ra sau cơn sốt thấp khoảng 5-10 năm hoặc lâu hơn, khó phát hiện. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gồm tình trạng canxi tích tụ xung quanh van hai lá, xạ trị ở vùng ngực, bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay viêm đa khớp dạng thấp. Ở trẻ nhỏ, hẹp van hai lá thường là dị tật bẩm sinh hoặc là bệnh thứ phát sau khi mắc bệnh tim bẩm sinh khác.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá
Bệnh hẹp van tim hai lá thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Nếu bệnh tiến triển hoặc trẻ có kèm thêm các vấn đề tim mạch khác sẽ có những triệu chứng thường xuất hiện như:
- Khó thở khi gắng sức, khi nằm, khi mới ngủ dậy và đặc biệt là cơn khó thở kịch phát về đêm.
- Tim đập nhanh, hồi hộp. Trường hợp nặng, trẻ có thể thường xuyên bị chóng mặt và dễ choáng ngất.
- Mệt mỏi và dễ cảm thấy đuối sức, nhất là khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang, chạy bộ.
- Đau ngực, có thể đau lan tỏa đến cánh tay, cổ tay và xương hàm. Các cơn đau nặng hơn khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
- Ho, có thể ho ra máu
- Khàn tiếng, khó nuốt
- Thường xuyên nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm phế quản
- Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị hẹp van tim hai lá
Hẹp van hai lá gây biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất là phù phổi cấp. Các biểu hiện như khó thở dữ dội, vật vã, kích thích, trào bọt hồng,… Cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng khác có thể gặp là suy tim phải, rung nhĩ (loạn nhịp tim, nguy cơ tắc mạch, nhồi máu não).
Biện pháp điều trị khi trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá
Những trẻ bị hẹp 2 lá nhẹ (diện tích lỗ van 2 lá > 1.5cm2; chênh áp trung bình < 5mmHg) và không có triệu chứng cơ năng thì thường sẽ ổn định nhiều năm mà không cần điều trị. Đối với những trẻ hẹp hai lá nặng hơn, phương pháp điều trị phụ thuộc tình trạng của bệnh. Điều trị hẹp van hai lá có thể điều trị nội khoa, can thiệp nong van bằng bóng qua da hoặc phẫu thuật thay van. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hẹp van tim hai lá:
- Cho trẻ uống thuốc và điều trị theo đúng dặn dò của bác sĩ.
- Hạn chế muối khi điều trị thuốc lợi tiểu nếu trẻ có dấu hiệu ứ huyết phổi.
- Trẻ bị hẹp 2 lá mức độ vừa trở lên cần tránh các gắng sức bất thường.
- Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất ngay khi xuất hiện khó thở nhiều, đột ngột.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá
- Với những trẻ có nguy cơ cao mắc hẹp van tim hai lá cần được kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh. Đồng thời, lưu ý điều trị triệt để viêm họng do liên cầu.
- Ngăn chặn nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp van tim – sốt thấp khớp. Đảm bảo đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ bị đau họng.
- Dùng các thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh.
- Tập luyện thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hẹp van tim hai lá phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hẹp van tim có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo