Trẻ nhỏ bị ho có đờm có sao không?
Ho có đờm là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể nhằm loại bỏ đờm và các siêu vi khỏi cơ thể, giúp phòng tránh bệnh viêm phổi. Dù vậy, trẻ nhỏ bị ho có đờm kéo dài có thể sẽ chuyển thành viêm phế quản, viêm tai giữa,v.v… Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần và xuất hiện những triệu chứng khác như: Sốt, mê man, bỏ bú, biếng ăn thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và tìm cách điều trị phù hợp.
Bố mẹ nên sớm đưa bé tới cơ sở Y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ. Dựa theo thể bệnh, cân nặng, độ tuổi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị ho có đờm
Trẻ nhỏ khả năng đề kháng còn yếu nên rất dễ bị ho và kèm theo đờm, nhất là khi đến mùa thu đông, không khí chuyển lạnh và khô hanh. Ngoài ra, thời tiết ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển và phân tán ra khắp nơi sẽ gây hại cho hệ hô hấp khiến bé bị ho có đờm. Một số nguyên nhân khiến trẻ ho đờm lâu ngày mà không khỏi như là:
- Không chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bị ho
- Lạm dụng thuốc xịt thông mũi khiến nấm họng phát triển và làm tình trạng ho kéo dài không dứt
- Lạm dụng kháng sinh mà không chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Suy giảm hệ miễn dịch dẫn tới tình trạng bệnh kéo dài không khỏi hoặc bị tái phát nhiều lần.
- Trẻ bị một số vấn đề bẩm sinh như: dị ứng, hen suyễn, bệnh xơ nang, viêm phế quản, viêm phổi…
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị ho có đờm
Dưới đây là những biểu hiện mà cha mẹ có thể nhận biết con mình có mắc chứng ho có đờm hay không:
- Những cơn ho kéo dài lâu ngày không khỏi, ho kèm theo dịch nhầy.
- Trẻ khi ho bị đỏ mặt, cơ thể bị tím tái.
- Sốt, buồn nôn và nôn.
- Trẻ bỏ bú, kém ăn.
- Tiếng ho khàn, thở rít, chủ yếu thở bằng miệng.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị ho có đờm
Trẻ bị ho có đờm kéo dài có thể là dấu hiệu bé đang mắc các bệnh như:
- Cảm lạnh hoặc cúm
- Viêm xoang
- Viêm phế quản
- Viêm tắc thanh quản
- Viêm đường hô hấp
- Những bệnh liên quan đến cơ quan hô hấp khác
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị ho có đờm
Khi trẻ vừa mới bị ho có đờm, bố mẹ nên sớm đưa bé tới cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp. Đồng thời, gia đình cũng nên tham khảo một số lưu ý chăm sóc trẻ để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng như:
Dùng các phương pháp dân gian
Một số thảo dược có tác dụng trị ho có đờm là: mật ong, lá húng chanh, quất xanh, bạc hà …
Cho trẻ uống nhiều nước
Đối với những trẻ còn bú mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú mà không cần uống thêm nước. Tuy nhiên, khi bé bị ho có đờm, mẹ nên cho trẻ uống thêm nước lọc, hoặc nước trái cây. Cách này sẽ giúp làm loãng đờm cực kỳ hiệu quả và làm dịu cổ họng, giảm ho.
Vỗ lưng cho trẻ thường xuyên
Vỗ lưng sẽ giúp máu ở phổi dễ dàng lưu thông, giúp đờm dễ thải ra ngoài. Cách vỗ rất đơn giản, bạn cho bé nằm nghiêng, hơi chụm ngón tay lại thành nửa vòng, vỗ nhẹ lên lưng trẻ (vỗ với lực vừa phải, vỗ từ trên xuống và từ phía ngoài vào trong, khi để nằm nghiêng bên nào thì vỗ vào bên kia, 2 bên thay phiên nhau). Mỗi một bên vỗ chừng vài phút, ngày thực hiện 2-3 lần.
Nhỏ nước muối loãng
Nhỏ nước muối loãng vào mũi cho bé ngày 3 – 4 lần nếu thấy hắt hơi thường xuyên trong ngày. Khi thấy bé sổ mũi, mẹ nên nhỏ mũi ngày 6-7 lần và hút sạch mũi để tránh nước mũi chảy sâu vào khoang mũi, làm tình trạng viêm mũi nặng thêm.
Chế độ dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng
- Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu
- Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong… để giảm ho
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị ho có đờm
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các dị nguyên.
- Duy trì thói quen súc miệng: Với những trẻ trên 3 tuổi, hãy hướng dẫn và duy trì cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu họng, giảm ho, loại bỏ tác nhân gây hại.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm mát họng, loãng đờm. Ngoài nước lọc có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả, trái cây.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chất kích ứng họng như: khói thuốc, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,…
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.
- Tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ nhằm ngăn ngừa 1 số bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ho có đờm phải làm sao? Trẻ nhỏ bị ho có đờm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo