Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị ho gà có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị ho gà có sao không?

Trẻ nhỏ bị ho gà là tình trạng khá phổ biến do vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập đường hô hấp. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho. Chính vì vậy, bệnh ho gà ở trẻ em rất dễ lây lan khi ở cùng một không gian như trường học, nhà ở…

Ho gà có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt nhẹ…nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn. Sau khoảng 1 – 2 tuần, triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em sẽ bắt đầu nặng hơn. Vậy phải làm gì khi trẻ nhỏ bị ho gà? Tất cả sẽ được giải đáp qua bào viết dưới đây

Trẻ nhỏ bị ho gà cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài uống thuốc và tái khám đúng chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chăm sóc trẻ cẩn thận.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ho gà

Vi khuẩn Bordetella Pertussis là một trong những loại vi khuẩn nhỏ nhất. Các thức lây lan của chúng cũng giống như nhiều bệnh đường hô hấp khác. Phổ biến nhất trong số này là những giọt dịch li ti phát tán ra sau những cơn ho từ người bệnh. Trẻ nhỏ nếu hít phải những giọt này sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, những giọt nước này có thể tồn tại ngoài không khí, trên đồ vật khoảng 1 giờ sau khi phát tán. Trẻ nhỏ nếu đưa tay tiếp xúc với những vật này rồi đưa lên mắt, mũi, miệng cũng sẽ bị lây.

Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị ho gà

Trẻ bị ho gà thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc nhầm lẫn với triệu chứng bệnh khác. Điều này gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiếng ho của trẻ hổn hển thì rất có thể trẻ đã nhiễm ho gà. Nguyên nhân là trẻ cảm thấy khó khăn khi thờ, làm vậy để cố lấy không khí vào trong phổi. Mặt khác là do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra bởi cơn ho trước đó.

Ngoài ra, trẻ nhỏ bị ho gà giai đoạn đầu có biểu hiện với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Sau khoảng 7 – 10 ngày cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ho gà gây ra những cơn ho khan, không có đờm, có thể kéo dài đến 1 phút. Mặt trẻ có thể trở nên đỏ tía.

Đặc biệt, ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những cơn ngừng thở hẳn. Giữa các cơn ho, trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt…

Biến chứng có thể gặp khi trẻ nhỏ bị ho gà

Biến chứng bệnh ho gà nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các biến chứng bao gồm:

Điều trị cho trẻ nhỏ bị ho gà

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện hiện con bị ho gà, hãy đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để chữa cho trẻ. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để kết luận trẻ có bị ho gà hay không. Từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp nặng, xuất hiện co giật sẽ được cho dùng thuốc giảm triệu chứng.

Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị ho gà

Sau khi có chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo cách sau:

Phòng bệnh ho gà cho trẻ

Lời kết

Trẻ nhỏ bị ho gà cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài uống thuốc và tái khám đúng chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chăm sóc trẻ cẩn thận. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version