Trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông có sao không?
Trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông khó có thể cảm thấy an toàn ở bất kì nơi công cộng nào, đặc biệt là những nơi đông người. Nỗi sợ hãi đôi khi lớn tới mức khiến trẻ không dám rời khỏi nhà, khó thở hay lên cơn đau tim. Chứng sợ đám đông có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giao tiếp, học tập, làm việc hoặc cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Nếu phát triển bất kỳ triệu chứng của chứng sợ đám đông, trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng hoảng loạn trở nên tệ hơn theo thời gian.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông
Hội chứng sợ đám đông có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Yếu tố sinh học (bao gồm tình trạng sức khỏe, di truyền), tính khí, áp lực từ môi trường sống.
- Chứng sợ đám đông đa phần xuất hiện sau khi trẻ đã trải qua một (hoặc nhiều) cơn hoảng loạn. Từ đó trẻ luôn cố tránh những nơi mà chúng cho rằng có khả năng lặp lại tình huống đó.
Các yếu tố nguy cơ của hội chứng sợ đám đông bao gồm:
- Đã từng có rối loạn hoảng sợ hoặc các ám ảnh sợ hãi khác.
- Đáp ứng với cơn hoảng loạn bằng sự sợ hãi và tránh né quá mức.
- Trải qua những sự kiện gây ám ảnh trong đời như: trẻ bị lạm dụng, cha mẹ qua đời, bị người khác tấn công,…
- Có tính khí hay lo lắng, căng thẳng
- Có quan hệ huyết thống với người mắc hội chứng sợ đám đông.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông
Các triệu chứng tiêu biểu của hội chứng sợ đám đông là khi trẻ sợ hãi và lo lắng quá mức đối với các tình huống như:
- Ra khỏi nhà một mình
- Xếp hàng, hoặc nơi đông người
- Các không gian kín, chẳng hạn như rạp chiếu phim, thang máy, tiệm tạp hóa nhỏ,…
- Các không gian mở, chẳng hạn như bãi đỗ xe, các cây cầu, các trung tâm thương mại lớn,…
- Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị hội chứng sợ đám đông
Sợ đám đông hạn chế rất nhiều hoạt động bình thường của trẻ. Trong trường hợp nghiêm trọng, một số trẻ thậm chí không ra khỏi nhà trong nhiều năm. Tình trạng này dẫn đến trẻ không có bạn bè, không muốn đi học hoặc làm việc. Sợ đám đông cũng có thể khiến trẻ dễ rơi vào trầm cảm và lo âu.
Điều trị cho trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông
Chứng sợ đám đông cần được bác sĩ chẩn đoán dựa trên dấu hiệu và triệu chứng để tìm ra nguyên nhân. Điều trị sợ đám đông thường bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu.
Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu để điều trị các triệu chứng sợ đám đông và hoảng loạn. Có thể phải thử một số loại thuốc khác nhau trước khi tìm được loại phù hợp. Một số loại tâm lý trị liệu hoặc tư vấn có thể giúp chứng sợ đám đông như là sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức. Đồng thời, ca mẹ cũng cần lưu ý:
- Bổ sung cho chế độ ăn uống và thảo dược được bác sĩ yêu cầu để có lợi ích làm dịu và chống lo âu
- Cố gắng giúp trẻ và cùng trẻ đối mặt với các tình huống gây hoảng loạn
- Cho trẻ tập một số kỹ thuật thư giãn như: Yoga và thiền
- Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý uống thêm hoặc ngừng thuốc.
- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, ăn chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục mỗi ngày.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng sợ đám đông. Tuy nhiên, nếu trẻ có xu hướng lo lắng nhiều hơn, hãy tập và cùng trẻ đi đến những nơi đông người trước khi trẻ bị nỗi sợ hãi áp đảo. Nếu tình trạng trở nên phức tạp hơn hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Ngoài ra, khi trẻ bị các rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu thì cần được điều trị càng sớm càng tốt. Từ đó sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của chứng sợ đám đông.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hội chứng sợ đám đông có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo