Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị hôi miệng có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị hôi miệng có sao không?

Trẻ nhỏ bị hôi miệng rất dễ làm cho bé bị mất tự tin khi giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ. Đa phần trong số đó là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn thừa còn lại trong miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Đôi khi, hôi miệng ở trẻ không phát hiện được nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Hãy thử thay đổi cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, thay đổi các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày. Nếu không gì thay đổi, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Trẻ nhỏ bị hôi miệng có sao không?

Nguyên nhân nào khiến trẻ nhỏ bị hôi miệng

Khô miệng

Đây là nguyên nhân hàng đầu. Nếu bé bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng thì sẽ khiến vi khuẩn trong miệng có cơ hội tăng trưởng, dẫn đến hôi miệng. Nước bọt giúp làm sạch và làm ẩm khoang miệng. Nếu không có đủ nước bọt, các tế bào chết sẽ tích tụ dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn trong miệng gia tăng, thiếu oxy và nước bọt, tất cả những điều này đều khiến cho hơi thở có mùi. Những thói quen của bé như mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến bé dễ bị khô miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng không đúng cách khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng trong thời gian dài, dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó. Sau đó, chúng bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu, làm hại đến men răng của bé.

Trẻ nhỏ bị hôi miệng do dị vật ở mũi

Trẻ nhỏ thường hay nhét những vật nhỏ như hạt đậu, đồ chơi… vào mũi. Điều này làm tổn thương niêm mạc mũi, gây bội nhiễm khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.

Bệnh viêm nhiễm

Các căn bệnh như viêm amidan, viêm xoang, trào ngược axit dạ dày thực quản hoặc dị ứng theo mùa cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi. Ngoài ra, các căn bệnh như viêm nướu, tiểu đường và viêm xoang cấp tính cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Viêm đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân khiến hơi thở bé có mùi hôi.

Thuốc

Đôi khi thuốc là nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi. Nguyên nhân là do quá trình phân hủy các hóa chất trong thuốc dẫn đến hôi miệng.

Bệnh nha khoa

Những bệnh về lợi, áp xe răng, mảng bám tích tụ nhiều, sâu răng… cũng là những nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi.

Điều trị cho trẻ nhỏ bị hôi miệng

Điều trị cho trẻ nhỏ bị hôi miệng

Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc làm hàng đầu. Ngoài ra, việc sản xuất nước bọt thường xuyên cũng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thử để trị hôi miệng cho bé:

Trẻ nhỏ bị hôi miệng khi nào cần khám bác sĩ

Trẻ nhỏ bị hôi miệng khi nào cần khám bác sĩ

Bạn nên thường xuyên đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu bé bị hôi miệng, bạn nên đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra. Chăm sóc răng miệng và điều trị các bệnh nha khoa là những biện pháp lý tưởng để chấm dứt vấn đề hôi miệng.

Nếu hôi miệng không phải là do các vấn đề về răng miệng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám xem bé có bị những căn bệnh tiềm ẩn nào không. Bởi hôi miệng không chỉ là do những bệnh về răng miệng mà còn là do một số căn bệnh khác gây ra. Nếu bạn cảm thấy hơi thở của bé có mùi bất thường hoặc bé cảm thấy khó chịu, hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Một số virus cảm cúm có thể khiến bé bị viêm họng, sốt, ăn không ngon và hôi miệng. Khi bé hết bệnh thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất.

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Không những vậy, việc dạy bé những kiến thức về việc chăm sóc răng miệng cũng đem đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.

Những căn bệnh khiến trẻ nhỏ bị hôi miệng

Lời kết

Trẻ nhỏ bị hôi miệng không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng. Hãy thử thay đổi cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, thay đổi các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày. Nếu không gì thay đổi, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version