Trẻ nhỏ bị lao hạch có sao không?
Lao hạch ở trẻ em là một thể lao nằm ngoài phổi với các vị trí nổi hạch hay gặp như: hạch cổ, hạch bẹn, hạch nách. Bệnh không lây nhiễm và không gây tử vong. Khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, hạch sẽ có kích thước lớn. Vậy trẻ nhỏ bị lao hạch phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng lao hạch này diễn ra nghiêm trọng như hạch có kích thước lớn hơn 2,5 cm, hoặc trên 1,2 cm nhưng tồn tại lâu hơn 1 tháng bé phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị lao hạch
- Hạch xuất hiện tự nhiên mà bé không rõ hạch bắt đầu có hay to lên từ lúc nào
- Hạch sưng to dần mà không gây đau, với mật độ chắc, bề mặt nhẵn
- Vùng da hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ
- Thường có nhiều hạch cùng một chỗ bị sưng, cái to cái nhỏ không đều nhau tập hợp thành 1 chuỗi
- Có khi chỉ gặp một hạch đơn độc sưng to vùng cổ vùng cổ, không đau, không nóng, không đỏ
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị lao hạch
Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn lao ở niêm mạc miệng, hoặc từ một tổn thương bình thường do sang chấn, nhiễm khuẩn. Trực khuẩn lao qua niêm mạc miệng đi vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát). Ngoài ra, trực khuẩn lao có thể gây viêm hạch nhiều chỗ.
Cách điều trị lao hạch cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, bác sĩ có thể điều trị bằng một số phương pháp như là:
- Khi hạch sưng tấy đỏ, có mủ và có khả năng vỡ sẽ tiến hành chích rạch dẫn lưu mủ để tránh sẹo xấu sau này.
- Trường hợp lao hạch ở trẻ em với hạch có kích thước quá to, gây chèn ép vào tổ chức xung quanh như mạch máu, thần kinh thì cần được tiến hành mổ hạch.
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị lao hạch
- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung rau, trái cây, nước ép vào thực đơn hằng ngày.
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị lao hạch
- Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng
- Giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng
- Giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ
- Trong gia đình có người bị lao thì nên cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi với trẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lao hạch phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lao hạch có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp