Trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn có sao không?
Trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn, hay còn gọi là khớp cắn sai, là tình trạng không ăn khớp hoặc tương thích giữa cung hàm trên và cung hàm dưới. Việc này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến sức khỏe, thẩm mỹ của trẻ về lâu dài. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ gặp hiện tượng này là không nhỏ, chiếm 75% trên tổng số trẻ mắc phải chứng bệnh này được ghi nhận là đang trong độ tuổi phát triển. Từ đó, sự phát triển gương mặt của bé bị tác động tiêu cực, sai lệch, tạo ra nhiều vấn đề khác.


Bố mẹ cần quan sát, chú ý theo dõi quá trình phát triển để kịp thời chữa trị các vấn đề sức khỏe của trẻ
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn
Các nguyên nhân được cho là liên quan đến sự xuất hiện của hiện tượng khớp cắn lệch ở trẻ nhỏ. Cụ thể:
- Thói quen xấu (mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, nuốt sai,..)
- Di truyền
- Gãy răng do tai nạn, va chạm,…
Dấu hiệu lệch khớp cắn ở trẻ
Trong trường hợp trẻ bị mắc chứng lệch khớp cắn, trẻ thường có các biểu hiện:
[elementor-template id="263870"]
- Biểu hiện tật xấu liên tục, nhiều lần trong ngày (mút tay, nghiến răng,..)
- Bất thường, gặp khó khăn ở giai đoạn nhai, nuốt
- Thường xuyên mắc bệnh về đường hô hấp (viêm xoang,…)
- Sự phát triển sai lệch trên gương mặt
- Trẻ ngại tiếp xúc, tự ti với bạn bè
- Khớp cắn giữa hai hàng (trên và dưới) không khít với nhau
- Dễ chán ăn
- Thường thở bằng miệng
- Khó khép chặt hai hàm
- Phát âm không chuẩn, bị ngọng,…
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, ảnh hưởng gây ra bởi lệch khớp cắn rất nghiêm trọng, trực tiếp đến sức khỏe và vẻ ngoài của bé. Cụ thể hơn, hậu quả khi bị lệch khớp cắn có thể là:
- Gương mặt không cân xứng, lệch hoặc gãy
- Tâm lí tự ti, e dè, thụ động
- Ngại giao tiếp với người khác
- Dễ mắc các bệnh vè hô hấp (viêm xoang, viêm mũi,..)
- Phát âm không rõ ràng, nói ngọng
- Khả năng nhai, nghiền nát thức ăn giảm
- Các bệnh về răng khác: mòn răng, viêm tuỷ,…
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn
Dưới đây là các gợi ý về phương pháp chăm sóc cho trẻ khi khớp cắn bị lệch:
- Đưa bé đi khám và xác định tình trạng lệch
- Nghe tư vấn của bác sĩ
- Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp (chỉnh nha,..)
- Hạn chế các thức ăn quá dai, cứng, cần dùng lực mạnh khi nhai
- Chú ý các thói quen xấu của con (mút tay, đẩy lưỡi,…)
- Tái khám đúng hẹn với bác sĩ
- Nhắc nhở, hướng dẫn con chải răng, chăm sóc răng đúng cách
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn
Để giảm bớt nguy cơ lệch khớp cắn, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:
- Hướng dẫn con chăm sóc răng đúng cách
- Hạn chế, nhắc nhở con khi biểu hiện thói quen xấu
- Quan sát con thật kĩ trong giai đoạn tập nhai
- Hạn chế thức ăn quá dai, đòi hỏi lực mạnh trong giai đoạn đầu
- Ghi lại cẩn thận ngày mọc răng của con
- Thường xuyên đưa con đi khám sức khỏe răng miệng
- Điều chỉnh loại thức ăn phù hợp trong giai đoạn tập nhai
- Nhắc nhở con trong giai đoạn mọc răng
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lệch khớp cắn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo