Trẻ nhỏ bị loét miệng có sao không?
Ở trẻ nhỏ, viêm loét miệng thường biểu hiện là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Vết loét này có thể xuất hiện đơn độc hay xuất hiện thành từng mảng và thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi. Nếu bạn thấy bé bị loét miệng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay vì tình trạng này thường khiến bé đau đớn. Do đó, bạn nên cho bé điều trị càng sớm càng tốt. Vậy trẻ nhỏ bị loét miệng phải làm sao?
Trong thời gian bệnh, quý phụ huynh lưu ý tránh cho trẻ ăn đồ nóng hay lợn cợn; nên cho trẻ ăn đồ nguội, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng như cháo đường, cháo trứng, sữa chua, bánh flan, sữa nguội,… có thể cho trẻ uống bổ sung một số thuốc bổ chứa nhiều vitamin để bổ sung cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị loét miệng
Loét miệng ở trẻ sơ sinh là do vi rút herpes gây ra.
Bé bị lây nhiễm vi rút này thông qua:
• Một nụ hôn
• Những vết loét này cũng có thể xuất phát từ các vết lở do chấn thương hoặc căng thẳng.
Một vài một vài lý do khác.
• Trẻ mệt mỏi hoặc bị kích thích quá mức có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu. Nếu rơi vào trường hợp này, bé sẽ bị loét miệng.
• Nhai hoặc cắn phải má.
• Có vật gì đó gây thương tích ở bên trong miệng.
• Lo lắng hoặc căng thẳng.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị loét miệng
- Những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Vết loét này có thể đơn độc hay xuất hiện thành từng đám thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi.
- Về hình dạng, vết loét có hình tròn hay hình bầu dục, ở trung tâm vết loét có màu trắng xám hay vàng nhạt. Viền xung quanh vết loét khá rõ nét có màu đỏ tấy do viêm.
- Vết loét tạo cảm giác đau rát, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nên khiến trẻ khó ăn uống, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng. Ban đêm trẻ cũng khó ngủ, thường hay ngồi dậy khóc do đau miệng.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị loét miệng
Loét miệng thường tự khỏi sau một thời gian nhưng phải mất từ 7–10 ngày. Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình của bé mà chọn một phương án thích hợp.
• Sữa bột ướp lạnh và sữa mẹ có thể giảm cảm giác đau đớn.
• Bác sĩ có thể kê thuốc cho bé uống hoặc cho bé dùng kem bôi.
• Các loại thuốc giảm đau như acetaminophencũng rất hữu ích trong trường hợp này.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị loét miệng
Thực sự không thể làm bất cứ điều gì để ngăn ngừa các vết loét phát triển. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số bước sau để giảm nguy cơ tình trạng này xảy ra và tái xuất hiện:
• Đảm bảo bé ngủ đủ giấc
• Duy trì một số thói quen ngủ của bé
• Đảm bảo rằng bé không bị căng thẳng
• Bé nên dùng bữa đúng giờ
• Tránh sử dụng những thực phẩm có tính axit như cherry, dứa, dâu tây và những hoa quả thuộc họ cam quýt.
Một số lưu ý chotrẻ nhỏ bị loét miệng
Loét miệng không phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một số điều sau:
• Các vết loét này sẽ trở nên phổ biến khi bé được 5 tuổi.
• Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở trẻ từ 1–5 tuổi.
• Vi rút herpes thường xuất hiện ở các bé từ 1–3 tuổi.
• Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bé xuất hiện những vết loét.
• Loét miệng có là do nhiễm trùng hoặc các bệnh khác.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị loét miệng phải làm sao? Trẻ nhỏ bị loét miệng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp