Trẻ nhỏ bị mụn nhọt có sao không?
Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị mụn nhọt. Thông thường, mụn nhọt thường mọc nhiều nơi trên cơ thể, từ đầu, mặt, chân, tay cho đến mông, đùi,… Nếu thấy trẻ có mụn, các mẹ cần chú ý. Vì nhiều vị trí sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ nếu không được xử lý đúng cách. Vậy trẻ nhỏ bị mụn nhọt phải làm sao?
Nếu phụ huynh phát hiện và điều trị sớm, tổn thương da sẽ thuyên giảm sau một khoảng thời gian ngắn. Trong trường hợp nhọt có kích thước to, gây đau đớn dữ dội và khiến trẻ sốt cao. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mụn nhọt
- Tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh: Tuyến mồ hôi của trẻ thường chưa phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành. Điều này sẽ khiến mồ hôi không được thoát ra bên ngoài mà ứ đọng bên trong lỗ chân lông. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhọt.
- Vệ sinh kém: Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm. Nếu vệ sinh cho trẻ không đúng cách, mồ hôi, bụi bẩn có thể ứ đọng trong nang lông và phát triển thành mụn nhọt.
- Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm khiến thân nhiệt trẻ tăng cao. Cơ thể sẽ có xu hướng tăng tiết mồ hôi để giữ ẩm cho da và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên lượng mồ hôi được tiết ra quá nhiều có thể tích tụ bên trong da và gây ra nhiễm trùng nang lông.
- Ma sát: Mông là vùng da dễ ma sát với quần áo và tã lót. Nếu bạn cho trẻ mặc quần/ tã quá chật, vùng da này sẽ có xu hướng tổn thương và nổi mẩn ngứa, mụn nhọt.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị mụn nhọt
Biểu hiện đặc trưng của bệnh mụn nhọt ở trẻ em:
- Da đỏ, sờ lên thấy ấm hơn các vùng da bình thường
- Xuất hiện các mụn mủ có nhiều kích thước, sờ vào thấy ấm và đau nhức
- Thân nhiệt trẻ tăng lên
- Kèm theo triệu chứng đau nhức cơ, mệt mỏi, quấy khóc,…
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị mụn nhọt
Viêm phổi do tụ cầu: Đây là tình trạng tổn thương viêm do vi khuẩn tại phổi gây ra. Viêm phổi do tụ cầu có thể tạo ra các bóng khí trong phổi. Khi trẻ ho, các bóng khí này có thể vỡ ra, hoặc tự nhiên. Sẽ gây khó thở và rất khó điều trị và để lại di chứng
Tràn mủ màng tim: Vốn là tình trạng viêm màng tim do vi khuẩn, tràn mủ màng tim thường diễn biến rất nhanh. Gây chèn ép làm cho tim không co bóp được. Không thể lưu thông máu khiến các cơ quan quan trọng như não, tim, gan không được nuôi dưỡng và suy giảm chức năng rất nhanh.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị mụn nhọt
Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện triệu chứng đau nhức ở trẻ khi bị nổi mụn, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên, mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để tránh ma sát lên mụn nhọt.
- Dặn dò trẻ không được gãi lên vùng da có nhọt. Hoặc có thể cắt móng và đeo bao tay cho trẻ để hạn chế tình trạng này.
- Có thể thực hiện chườm lạnh lên vùng da có nhọt để giúp trẻ giảm đau nhức, nóng rát và khó chịu.
- Không nặn mụn nhọt, thay vào đó nên thoa thuốc đều đặn để nhọt tự vỡ.
- Khi đang điều trị mụn nhọt cho trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ vui chơi trong nhà. Tránh tình trạng chạy nhảy hoặc hoạt động mạnh khiến mồ hôi tiết ra nhiều.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như rau xanh, trứng, sữa,…. Đồng thời hạn chế các thực phẩm có khả năng gây viêm như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,…
Cách phòng ngừa bị mụn nhọt ở trẻ nhỏ
Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở mông cho trẻ:
- Vệ sinh thường xuyên, mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, thay tã cho trẻ nhiều lần trong ngày để hạn chế tích tụ mồ hôi.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm. Đồng thời tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tụ cầu khuẩn có xu hướng xâm nhập vào những vết xước trên da và gây ra một số tình trạng nhiễm trùng.
- Khi trẻ bị sốt, tuyến mồ hôi có xu hướng hoạt động mạnh và dễ gây ra mụn nhọt. Trong trường hợp này, bạn nên lau người cho trẻ thường xuyên. Đồng thời khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm giảm thân nhiệt.
- Vệ sinh đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ 1 lần/ tuần để tránh vi khuẩn trú ngụ và gây nhiễm trùng da.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị mụn nhọt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị mụn nhọt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp