Trẻ nhỏ bị nổi mề đay có sao không?
Phần lớn các trường hợp nổi mề đay giai đoạn cấp tính ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe và không để lại sẹo. Bệnh chỉ gây khó chịu khiến bé bứt rứt, mất ngủ, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn… Tuy nhiên, nếu bệnh không được xử lý sớm sẽ chuyển sang mãn tính, kéo theo nhiều hệ lụy. Vậy trẻ nhỏ bị nổi mề đay phải làm sao?
Nổi mề đay có thể xuất hiện tập trung hoặc lan tỏa ra toàn bộ cơ thể. Tổn thương da không có tính đồng nhất, thường phụ thuộc vào cơ địa, sức chống chịu của trẻ và nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan và coi thường chứng bệnh này. Nếu thấy bé có triệu chứng nổi mề đay, cần tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị nổi mề đay
- Tác nhân gây dị ứng: Trẻ tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi…
- Thực phẩm: Bé bị nổi mề đay do ăn các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng, hải sản…
- Thời tiết: Nhiệt độ tăng giảm đột ngột có thể khiến da trẻ bị kích thích và nổi mề đay. Tình trạng này thường gặp khi thời tiết nóng ẩm hoặc chuyển lạnh đột ngột.
- Nhiễm trùng cấp: Trẻ thường dễ mắc phải các chứng bệnh do nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, cảm lạnh… Nhiễm trùng không chỉ gây đau và sốt cao mà còn khiến da bị kích thích, nổi ban đỏ và mày đay mẩn ngứa.
- Do thuốc: Trẻ có thể bị nổi mề đay do sử dụng các loại thuốc như kháng sinh nhóm penicillin, thuốc giảm đau…
- Nguyên nhân khác: Côn trùng cắn, ma sát với quần áo, vệ sinh kém hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn như gan, vấn đề về tuyến giáp,…
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị nổi mề đay
Một số triệu chứng điển hình của chứng nổi mề đay ở trẻ em:
- Da xuất hiện các vết ban dạng sẩn, có hình tròn hoặc dạng mảng.
- Tổn thương da thường có màu hồng hoặc trắng nhạt, bờ tròn và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh.
- Mề đay thường đi kèm với triệu chứng ngứa âm ỉ đến dữ dội. Một số trẻ bị mề đay kích ứng có thể bị đau nhức và nóng rát.
- Nếu bệnh nặng, trẻ có thể gặp tình trạng sưng phù mí, môi, mắt, bộ phận sinh dục…
- Triệu chứng khác: Mệt mỏi, sốt, chán ăn, quấy khóc, mất ngủ…
Biến chứng khi trẻ nhỏ bị nổi mề đay
Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng da
Suy nhược cơ thể
Phù mạch
Khó thở
Co thắt thanh quản, sốc phản vệ…
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị nổi mề đay
Rửa sạch dị nguyên trên da:
Trong trường hợp nổi mề đay chỉ xảy ra khu trú, bạn nên dùng khăn sạch thấm nước để loại bỏ dị nguyên (phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc).
Cho trẻ tắm nước mát:
Nước mát có thể làm dịu triệu chứng sưng nóng, giảm viêm và cải thiện tình trạng kích ứng ở da. Ngoài ra bạn cũng có thể pha thêm yến mạch hoặc baking soda vào nước tắm để tăng tác dụng giảm ngứa.
Chườm lạnh:
Với tình trạng mề đay nổi nhiều sẩn và gây ngứa dữ dội, bạn có thể dùng túi chườm lạnh lên da của trẻ. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm viêm và làm mát da.
Uống nhiều nước:
Cho trẻ uống đủ nước và cung cấp thêm vitamin, khoáng chất bằng các loại nước ép trái cây và rau củ. Các thành phần trong nước ép có khả năng tăng cường miễn dịch, sức khỏe của trẻ và giảm thiểu các triệu chứng của nổi mề đay mẩn ngứa.
Thoa kem dưỡng ẩm:
Các loại kem dưỡng ẩm thường có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm và giảm viêm da đáng kể. Vì vậy bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành riêng cho trẻ để làm giảm triệu chứng của mề đay mẩn ngứa.
Sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc:
Nha đam, lá hẹ, tía tô, ngải cứu…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị nổi mề đay phải làm sao? Trẻ nhỏ bị nổi mề đay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp