Trẻ nhỏ bị phong thấp có sao không?
Trẻ nhỏ bị phong thấp không phải là tình trạng thường gặp. Bệnh xuất hiện nhiều hơn khi bước vào độ tuổi 30. Càng cao tuổi, tỷ lệ mắc càng cao. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ bị phong thấp. Đây là một dạng rối loạn miễn dịch. Những tế bào mô sụn và xương khớp khỏe mạnh bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tác động và gây tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây ra phong thấp cho trẻ. Và việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh nhận biết khi nào trẻ bị phong thấp và cách chăm sóc cho trẻ.
Ngay khi phát hiện con trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý mắc phải. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định bé có bị phong thấp không và đánh giá tình trạng bệnh của bé để đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị phong thấp
Do di truyền
Những trẻ có cấu trúc xương không hoàn chỉnh và yếu dễ gặp phải bệnh phong thấp. Bố, mẹ hoặc ông bà trong gia đình có tiền sử phong thấp rất dễ truyền sang cho bé Tuy nhiên, vấn đề chỉ biểu hiện rõ rệt nhất khi trẻ lớn lên.
Do thời tiết thay đổi
Cơ thể trẻ nhỏ yếu và hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, xương khớp có thể phải chịu những tác động tiêu cực và gây ra bệnh phong thấp.
Trẻ nhỏ bị phong thấp do chế độ dinh dưỡng thiếu chất
Ăn uống thiếu chất khiến cơ thể trẻ còi cọc, sức đề kháng yếu, xương khớp chậm phát triển. Với thể trạng này, bé rất dễ mắc bệnh phong thấp ở trẻ em nếu có điều kiện thích hợp.
Biến chứng do những bệnh lý khác
Các bệnh lý về tai – mũi – họng có thể gây ra biến chứng là bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ. Những bệnh lý này là điều kiện để vi khuẩn streptococcus tan huyết nhóm A xâm nhập và tấn công cơ thể. Một số trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn này khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp.
Trẻ nhỏ bị phong thấp có triệu chứng như thế nào?
Phụ huynh có thể nhận biết bệnh phong thấp ở trẻ qua những triệu chứng phổ biến ngay sau đây.
- Viêm khớp: đây là triệu chứng phổ biến và dễ quan sát nhất ở trẻ. Viêm khớp có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Viêm khớp khiến khớp đau nhức, trẻ mệt mỏi và không còn hiếu động như trước.
- Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, khó ăn uống và thường xuyên quấy khóc.
- Trẻ khó khăn khi di chuyển, có thể đi khập khiễng nếu vị trí viêm khớp ở hông hoặc khớp gối.
- Một vài trường hợp xuất hiện tình trạng hồng ban vòng, biểu hiện là những nốt tròn nhỏ có màu hồng nhạt. Hồng ban vòng có thể di chuyển và để lại di chứng về sau.
Biến chứng có thể gặp khi trẻ nhỏ bị phong thấp
Phong thấp là một bệnh không thể xem thường. Vì vậy, việc kéo dài vẫn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Giảm khả năng vận động
- Gây biến chứng thận
- Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Viêm mạch máu
Điều trị cho trẻ nhỏ bị phong thấp
Ngay khi phát hiện con trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý mắc phải. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định bé có bị phong thấp không và đánh giá tình trạng bệnh của bé để đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Dùng thuốc
Hầu hết trẻ nhỏ bị phong thấp chỉ ở mức độ nhẹ nên sẽ được chỉ định dùng thuốc. Thuốc có tác dụng giảm cơn đau xương khớp và ức chế sự phát triển của bệnh.
Cơ thể trẻ khá nhạy cảm, do đó phụ huynh cần theo sát quá trình trẻ uống thuốc nhằm phòng tránh những rủi ro đáng tiếc. Bất cứ dấu hiệu nào bất thường xảy đến khi trẻ dùng những loại thuốc này, phụ huynh cần ngưng thuốc và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và thay thế bằng phương pháp điều trị khác.
Vật lý trị liệu
Xương khớp của trẻ còn non nớt nhưng mức độ phục hồi và tái tạo nhanh hơn người trưởng thành. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập giúp bé cải thiện cơn đau và khôi phục khả năng vận động.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện những kỹ thuật lên cơ thể bé để giảm đau sâu hơn.
Bên cạnh những phương pháp điều trị từ chuyên gia, phụ huynh nên chú ý thay đổi những thói quen của trẻ để bệnh tình nhanh chóng được chữa khỏi:
- Nên tập thói quen cho bé giữ vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.
- Bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, cá, trứng và ngũ cốc.
- Rèn luyện thói quen tập thể dục cho trẻ để bệnh tình chuyển biến tốt đồng thời nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
- Chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để khắc phục kịp thời.
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị phong thấp
Chế độ ăn uống góp phần rất lớn trong quá trình điều trị. Ăn uống đúng cách kết hợp uống thuốc đúng cử và thực hành các bài tập sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Ngược lại, nếu chủ quan vào thuốc mà ăn uống không dè chừng, bệnh sẽ rất lâu khỏi. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý những thực phẩm sau trong bữa ăn của bé:
Trẻ nhỏ bị phong thấp không nên ăn gì?
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các món chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Đối với bé bị phong thấp, dầu mỡ sẽ kích thích các cơn đau do viêm khớp. Ngoài ra còn có thể giảm tác dụng của thuốc, gây nóng trong người.
Thực phẩm quá nhiều đạm
Thức ăn giàu đạm có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị bệnh phong thấp thì ngược lại. Chất giàu đạm sau khi được cơ thể chuyển hóa sẽ sinh ra một số chất tác dụng không tốt đến khớp.
Tránh xa thức ăn nhiều đường
Đồ ăn chứa nhiều đường khi vào cơ thể là đường huyết tăng cao. Khi đường huyết luôn cao sẽ hấp dẫn các vi khuẩn chuyển hóa đường đến các khớp. Hậu quả gây ra các phản ứng viêm do làm cho khớp nóng, đau.
Trẻ nhỏ bị phong thấp nên ăn gì?
Cho bé ăn thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần chính của xương, thiếu canxi gây ra loãng xương. Các khớp tổn thương không được tái tạo và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng diễn biến trầm trọng.
Người bệnh phong thấp nên ăn thực phẩm giàu canxi như: Xương động vật, tôm, cua, cá… Có hàm lượng canxi rất cao cần được đưa vào khẩu phần ăn hằng ngày. Bổ sung thực phẩm giàu canxi sẽ làm xương phát triển tốt hơn, phục hồi các tổn thương tốt hơn, giảm nguy cơ thoái hóa, loãng xương.
Các thực phẩm giàu chất xơ
Các loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ trong thành phần sẽ làm cho cơ thể dễ hấp thu, tăng cường hệ tiêu hóa. Vitamin, dưỡng chất cùng nhiều nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tái tạo, phục hồi sụn khớp rất tốt cho bé.
Cho bé uống nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng cấu tạo nên mọi hệ quan của cơ thể. Cung cấp đủ nước hằng ngày sẽ giúp tạo ra dịch khớp, bôi trơn ổ khớp. Bé sẽ bớt đau hơn, cử động khớp dễ dàng hơn.
Lời kết
Tuy tỷ lệ trẻ bị phong thấp là không cao nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan. Phòng ngừa bệnh sẽ giúp bé không phải gánh chịu những cơn đau khớp dai dẳng. Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:
- Trẻ nhỏ bị nha chu có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo