Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị quáng gà có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ nhỏ bị quáng gà có sao không?

Trẻ nhỏ bị quáng gà là hiện tượng không hiếm, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Căn bệnh tưởng như chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng đang được phát hiện ngày càng nhiều ở trẻ nhỏ. Quáng gà khiến bé giảm thị lực đáng kể khi về chiều tối hoặc ở nơi thiếu ánh sáng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và vui chơi của bé. Điều nguy hiểm là đôi khi bé không nhận ra hoặc không biết mình bị quáng gà. Nếu kéo dài, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện qua các triệu chứng điển hình, cách điều trị và phòng ngừa quáng gà cho bé.

Việc phát hiện trẻ nhỏ bị quáng gà phần lớn dựa vào quan sát các hoạt động của bé. Nếu có dấu hiệu bất thường, trước hết hãy hỏi thăm trẻ và sau đó đưa trẻ đi khám.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị quáng gà

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, quáng gà phần lớn bắt nguồn từ:

Các bệnh lý tại mắt:

Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, như đái tháo đường, bệnh Keratoconus,…

Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên bệnh nhân.

Dinh dưỡng: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, thiếu Vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.

Cuối cùng là do di truyền. Bố hoặc mẹ bị quáng gà hoàng toàn có khả năng lây cho bé.

Những dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị quáng gà

Di chuyển khó khăn ở nơi ít ánh sáng

Trẻ bị quáng gà sẽ có xu hướng ít hoạt động vào ban đêm hơn. Vì lúc này, thị lực của trẻ giảm đi đáng kể. Ở những nơi ít ánh sáng, để ý sẽ thấy bé đi không vững. Đôi khi bé phải dùng tay lần mò xung quanh để di chuyển. Bé rất dễ vấp ngã vì khó xác định chướng ngại vật trước mặt. Ngoài ra, bé cũng rất dễ quơ tay đánh rơi đồ đạc gần đó.

Trẻ nhỏ bị quáng gà có dấu hiệu bất thường ở võng mạc

Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành soi đáy mắt. Nếu bé bị quáng gà thì có thể phát hiện thấy động mạch võng mạc bị thu nhỏ, đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác bạc màu, hoặc có thể thấy phù hoàng điểm dạng nang.

Xuất hiện những ám điểm

Khi bé bị quáng gà, có những điểm nhìn mà bé không thể nhìn thấy hoặc thấy rất mờ ảo. Trong những vùng còn nhìn thấy được lại xuất hiện những vùng nhỏ không thể nhìn thấy. Những điểm này gọi là những ám điểm. Ám điểm sẽ tăng lên cùng mới mức độ nặng lên của bệnh.

Điều trị cho trẻ nhỏ bị quáng gà

Việc điều trị quáng gà phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng quáng gà là hậu quả của bệnh cận thị, đục thủy tinh thể hay thiếu Vitamin A, thì triệu chứng quáng gà có thể được khắc phục nhờ vào điều trị nguyên nhân gây bệnh. Còn nếu quáng gà bẩm sinh hoặc liên quan đến di truyền thì việc điều trị hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu là điều trị triệu chứng và đẩy lùi tiến triển của bệnh.

Đối với trẻ nhỏ bị quáng gà do cận thị

Thị lực của bé có thể được cải thiện nhờ vào việc đeo kính cận. Bé đeo kính cả vào ban ngày dù nhìn thấy rõ

Đối với quáng gà do đục thủy tinh thể

Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể cải thiện đáng kể thị lực. Phương pháp này cũng điều trị triệu chứng quáng gà ở bé bị đục thủy tinh thể.

Đối với quáng gà do thiếu Vitamin A

bệnh nhân cần được bổ sung Vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ. Vì Vitamin A quá liều có thể có những tác dụng phụ nhất định.

Đối với trẻ nhỏ bị quáng gà do di truyền

B1 chỉ có thể được điều trị triệu chứng và phòng tránh diễn tiến của bệnh. Ngoài ra, tư vấn tiền hôn nhân hay khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cũng rất cần thiết. Hiện nay, nhiều thử nghiệm như phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc, cấy tế bào gốc lành vào võng mạc đang được tiến hành với hy vọng tìm ra phương pháp điều trị cải thiện chức năng võng mạc ở bệnh nhân quáng gà.

Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị quáng gà

Vitamin A đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng ngừa quáng gà. Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ Vitamin A và các khoáng chất thiết yếu có thể giúp đẩy lùi bệnh quáng gà. Các thực phẩm có màu đỏ cam như cà chua, cà rốt, bí đỏ, xoài,…; hay các loại rau lá xanh đậm, rau bó xôi,… là những nguồn dinh dưỡng rất giàu Vitamin A.

Đối với các đối tượng có nguy cơ thiếu Vitamin A như phụ nữ mang thai, trẻ không bú mẹ,… thì cần được bổ sung thêm Vitamin A để có thể phòng tránh các triệu chứng của bệnh quáng gà. Đưa trẻ đi uống Vitamin A định kỳ (theo Chương trình phòng chống mù lòa quốc gia) là việc làm hết sức cần thiết để trẻ có được đôi mắt khỏe mạnh.

Đối với những bé mắc bệnh lý quáng gà bẩm sinh hoặc do di truyền:

Lời kết

Việc phát hiện trẻ nhỏ bị quáng gà phần lớn dựa vào quan sát các hoạt động của bé. Nếu có dấu hiệu bất thường, trước hết hãy hỏi thăm trẻ và sau đó đưa trẻ đi khám. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin cần thiết cho bạn đọc về căn bệnh này. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version