Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị sâu răng có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị sâu răng có sao không?

Trẻ nhỏ bị sâu răng là điều khá phổ biến, đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen vệ sinh răng miệng và ăn uống. Trẻ nhỏ thường rất thích đồ ngọt. Tuy nhiên các thực phẩm chứa nhiều đường lại là tác nhân gây hại cho răng. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tàn phá men răng. Ngoài ra, việc lười đánh răng khiến các thức ăn thừa tích tụ trong răng miệng, dẫn đến sâu răng. Đây là độ tuổi trẻ thay răng sữa nên sâu răng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu răng vĩnh viễn bị sâu có thể dẫn đến tác hại khôn lường. Hãy cùng Medplus tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cho sâu răng cho trẻ nhé.

Bố mẹ không nên quá lo lắng hay trách móc khi trẻ nhỏ bị sâu răng. Đây là điều rất bình thưởng ở độ tuổi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên giáo dục vệ sinh răng miệng cho con đúng cách. Kiểm soát lượng chất ngọt bé tiêu thụ mỗi ngày.

Trẻ nhỏ bị sâu răng có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sâu răng

Do bẩm sinh

Theo nghiên cứu, mẹ khi mang thai nếu mắc bệnh răng miệng có thể truyền cho thai nhi.

Mẹ bầu bị viêm nha chu hay viêm nướu có nguy cơ sinh non gấp 2 lần. Điều này không chỉ ảnh hưởng thể trạng của trẻ mà còn khiến trẻ đối mặt tình trạng khiếm khuyết men răng. Do đó, nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị sâu răng là từ mẹ.

Do thói quen ăn uống

Các loại bánh kẹo ngọt rất được trẻ em ưa chuộng. Tuy nhiên, không nhiều trẻ trong độ tuổi này lại có thói quen vệ sinh răng miệng. Đường tồn tại trong răng nhiều giờ có thể ăn mòn men răng. Từ đó, vi khuẩn từ các nguồn khác dễ dàng tấn công vào lớp ngà, sau đó là tủy, gây sâu răng.

Do đánh răng sai cách

Một số trẻ được giáo dục vệ sinh răng miệng rất tốt. Tuy nhiên, đôi khi quá tốt lại gây phản tác dụng. Trẻ cố đánh răng thật mạnh với niềm tin là đánh càng mạnh sẽ càng sạch. Thực tế là đánh răng quá mạnh cũng sẽ làm mòn lớp men răng. Ngoài ra, nhiều trẻ cho răng đánh răng nhiều lần trong ngày sẽ không sâu răng. Việc này cũng giống đánh răng mạnh, cũng làm mòn men răng.

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị sâu răng

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị sâu răng

Tình trạng sâu răng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Bạn thường chỉ phát hiện ra con bị sâu răng khi quan sát thấy răng trẻ có những lỗ nhỏ, răng bị đổi màu, bị đen hay nướu bị sưng, đau… Nếu trẻ bị sâu răng, con có thể có các dấu hiệu khác như:

Nếu nhận thấy con có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến gặp ​​nha sĩ ngay. Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng.

Các phương pháp điều trị cho trẻ nhỏ bị sâu răng

Điều trị bằng fluoride

Phương pháp này giúp phục hồi các tổn thương của men răng, giai đoạn đầu của sâu răng. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy các đốm xuất hiện trên răng của con trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể tiến hành bôi fluoride dưới dạng gel, bọt… lên răng bé để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng có chứa fluor để sửa chữa các tổn thương trên bề mặt răng và khôi phục bề mặt răng.

Trám răng

Đây là phương pháp khá phổ biến cho hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ bị sâu răng. Nếu răng con đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu trên răng sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.

Gắn mão răng

Để cứu những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng không thể trám được, các nha sĩ thường chỉ định gắn mão răng. Mão là một vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Trong phương pháp điều trị này, nha sĩ sẽ mài để loại bỏ phần răng bị hư, trám lại và mài mặt nhai cùng mặt bên để lấy chỗ gắn mão. Sau đó sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng cao hoặc bột để phục hình mão. Sau đó, mão sẽ được chụp lên răng để bảo vệ khỏi bị hư hại thêm nữa.

Lấy tủy và trám răng

Phương pháp này áp dụng khi trẻ bị sâu răng đã lan đến tủy, gây viêm tủy răng. Các nha sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng bằng cách điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, lỗ trống được làm sạch và trám lại. Ngoài ra, tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho con.

Nhổ răng

Nếu răng bị hư hại nhiều và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì phải được nhổ để tránh lây lan cho các răng bên cạnh. Nếu việc mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây khó khăn cho bé trong chuyện ăn uống, bác sĩ có thể xem xét đến việc cấy ghép hoặc làm cầu răng.

Những cách giúp đề phòng trẻ nhỏ bị sâu răng

Đánh răng đúng cách giúp trẻ tránh nguy cơ sâu răng.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bạn nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con ngay khi bé chưa có cái răng nào. Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, hãy đánh răng cho trẻ bằng bàn chải đánh mềm và sử dụng kem đánh răng có fluoride.

Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ: Điều này nhằm tránh cho răng của bé tiếp xúc với đường dẫn đến nhiễm trùng, nghẹt thở và sâu răng.

Súc miệng thường xuyên: Hãy cho bé súc miệng sạch sẽ sau khi con ăn, dùng các thức uống có axit và đường.

Hạn chế các thực phẩm nhiều đường: Hãy kiểm soát lượng thực phẩm có đường mà con bạn thường xuyên ăn. Khoai tây chiên, kẹo, thạch rau câu, các loại bánh, kem… có chứa đường là mối đe dọa cho răng miệng và sức khỏe nếu trẻ tiêu thụ quá mức.

Khám răng thường xuyên: Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi bé bắt đầu mọc răng, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ nhằm kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng. Việc duy trì sức khỏe răng miệng cho con sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng.

Lời kết

Bố mẹ không nên quá lo lắng hay trách móc khi trẻ nhỏ bị sâu răng. Đây là điều rất bình thưởng ở độ tuổi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên giáo dục vệ sinh răng miệng cho con đúng cách. Kiểm soát lượng chất ngọt bé tiêu thụ mỗi ngày. Cho bé biết sâu răng đáng sợ như thế nào. Chỉ nhiêu đó cũng đủ giảm đáng kể nguy cơ sâu sâu răng ở bé rồi đấy. Chúc bé nhà bạn có một hàm răng thật khỏe mạnh.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version