Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi có sao không?
Sốt siêu vi là cách gọi chung các loại bệnh do virus gây ra với biểu hiện chính là sốt. Đối với những bệnh nhiễm khuẩn thông thường, người ta có thể dùng kháng sinh để điều trị. Đối với sốt siêu vi, chỉ kháng sinh là không đủ để trị dứt bệnh. Sốt siêu vi phổ biến nhất là bệnh cúm theo mùa hay cúm. Bệnh có thể xảy ra đối với bất kỳ ai trên thế giới. Những đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất thường là trẻ em, người có thể trạng yếu và người mắc bệnh mãn tính. Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi diên ra trong vòng 7-10 ngày và sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu điều trị tích cực. Nhưng không vì vậy mà chủ quan vì bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện những trệu chứng ban đầu của trẻ nhỏ bị sốt siêu vi, phu huynh cần đặc biệt lưu tâm. Nếu bắt đầu trở năng phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sốt siêu vi
Sốt siêu vi do virus
Sốt siêu vi nguyên nhân chủ yếu là do các loại virus khác nhau. Trong đó, có các loại virus điển hình có thể kể đến như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Những tác nhân này có thể gây nên nhiều loại sốt siêu vi khác nhau.
Sốt siêu vi do thời tiết thay đổi
Thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng ẩm là thời điểm lưu hành phổ biến nhất của sốt siêu vi ở trẻ em.
Những biểu hiện khi trẻ nhỏ bị sốt siêu vi
Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi thường đi kèm rất nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị bệnh nhưng không biết bản thân bị bệnh. Có trẻ còn cố tình giấu vì sợ bị mắng. Cha mẹ nếu quan sát thấy con mình có ít nhất 3 trong số những những triệu chứng sau đây thì hãy nghĩ ngay đến việc bé có thể đang bị sốt siêu vi.
- Mệt mỏi, đau nhức và tiến tới sốt.
- Trẻ tỏ ra lờ đờ, uể oải, không thể tập trung làm bất kỳ việc gì.
- Không chịu rời giường hoặc ngủ li bì.
- Sợ tắm. Người bị sốt siêu vi thường thấy ớn lạnh trong lúc và sau khi tắm
- Sốt trong bệnh sốt siêu vi có thể biểu hiện nhẹ hoặc rất cao (từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C), tần suất liên tục hay ngắt quãng.
- Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo do sốt siêu vi bội nhiễm có thể là: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, nhức đầu, đỏ mắt, đau khớp và có thể nổi cả ban ở da.
Ở giai đoạn toàn phát của bệnh, trẻ bị sốt siêu vi có thể mang những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Đây đều là những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Một số triệu chứng trẻ nhỏ bị sốt siêu vi khi bệnh trở nặng
Đặc biệt cần lưu ý đến một số triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ mà cần đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay đó là:
- Sốt cao liên tục trên 2 ngày có kèm theo chân tay run rẩy bất thường
- Nổi ban toàn thân
- Đau bụng hay nôn ói
- Đi ngoài thấy phân đen hoặc lẫn máu
- Thường xuyên giật mình, hoảng hốt
Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi có lây cho người khác không? Và lây qua đường nào?
Sốt siêu vi rất dễ lây từ người sang người. Sốt siêu vi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp hay ăn uống. Người bệnh ho hoặc hắt hơi sẽ giải những giọt nước li ti mang mầm bệnh. Những giọt này rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường, bám lên những đồ vật xung quanh. Khi trẻ nhỏ dùng tay tiếp xúc những vật này rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng sẽ có thể bị nhiễm.
Trường hợp người lớn mắc bệnh, hãy đeo khẩu trang và tránh trẻ nhỏ càng xa càng tốt. Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém. Việc đứng gần và tiếp xúc hơi thở người bệnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.
Trường hợp trẻ nhỏ bị sốt siêu vi, phụ huynh chăm sóc bé là đối tượng dễ bị lây nhiễm
Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi trẻ nhỏ bị sốt siêu vi
Khi trẻ nhỏ bị sốt siêu vi, nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời hoặc chủ quan, để bệnh tiến triển có thể khiến một loạt những biến chứng nguy hiểm phát sinh như:
Viêm phổi
Biến chứng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ phổ biến nhất là viêm phổi. Đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây tổn thương mô phổi, từ đó dẫn đến suy hô hấp do rối loạn quá trình trao đổi khí.
Thêm vào đó, viêm phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến hệ hô hấp ở trẻ nhỏ.
Viêm tiểu phế quản
Trẻ dưới một tuổi rất dễ bị viêm tiểu phế quản do sốt siêu vi. Tình trạng nhiễm trùng phổi này có thể khiến đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi sưng phù do viêm nhiễm, đồng thời tiết dịch gây tắc nghẽn tại đây. Hệ quả là bé gặp khó khăn trong việc hít thở. Đối với trẻ nhỏ, điều này có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ rất cao.
Viêm thanh quản
Trong một số trường hợp, virus gây sốt siêu vi còn có khả năng tấn công thanh quản. Lúc này, trẻ có xu hướng ho rất nhiều. Sự nhiễm trùng tại bộ phận này có khả năng gây sưng ở đường hô hấp, đồng thời làm cho đờm tích tụ ở họng và mũi, khiến bé khó thở.
Biến chứng ở não
Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi khi trở nặng có nguy cơ kéo theo các cơn co giật và hôn mê. Chúng dễ để lại những di chứng ở não, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bé sau này. Do đó, bạn nên sớm chú ý đến những dấu hiệu khác thường ở trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị sốt siêu vi
Cách điều trị trẻ nhỏ bị sốt siêu vi
Khi mới phát hiện trẻ bị sốt và không có những triệu chứng nặng như đã đề cập ở trên, phụ huynh có thể một số cách giúp trẻ hạ sốt như:
- Dùng khăn sạch nhúng nước đắp lên trán trẻ. Sau khoảng 1 giờ thì đổi mặt đến khi khăn hết lạnh thì nhúng lại nước.
- Có thể thay thế khăn bằng miếng dán hạ sốt có bán tại các tiệm thuốc tây. Một miếng dán có tác dụng trong khoảng 10 giờ.
- Cho trẻ uống thật nhiều nước.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ mỗi 4-5 giờ.
- Nếu sốt trên 38oC, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần. Uống sau mỗi 6 giờ.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng trong khoảng 26-29°C
- Trường hợp trẻ nhỏ bị sốt siêu vi trên 39°C, hoặc sau 2 ngày vẫn không khỏi, hoặc xuất hiện các triệu chứng trở nặng, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Cách phòng chống sốt siêu vi cho trẻ
- Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời giúp tăng sức đề kháng.
- Hạn chế cho trẻ đi đến những nơi có đông người. Những nơi này rất có thể là nguồn lây bệnh.
- Nếu bắt buộc phải đến nơi đông người thì phải đeo khẩu trang.
- Trang bị nước rửa tay diệt khuẩn mỗi khi ra ngoài.
- Giữ nhà cửa khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, để ánh sáng mặt trời chiếu vào càng nhiều càng tốt. Nhà cửa tối tăm, ẩm thấp cũng là điều kiện vi khuẩn, vi-rút trú ngụ.
- Dặn trẻ nếu thấy cơ thể mệt mỏi, ho, sốt, nóng trong người, hắt hơi liên tục thì phải báo ngay cho người thân hoặc thầy, cô giáo.
Dinh dưỡng cho trẻ bị sốt siêu vi
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D như thịt, cá, trứng, sữa, cà rốt, rau xanh, các loại trái cây có màu đậm như đu đủ, táo, nho, cam, xoài,…
- Uống nước chanh đều đặn 3-4 lần mỗi tuần.
- Uống sữa dành cho trẻ theo từng độ tuổi.
- Hạn chế các thực phẩm chiên,xào, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, bánh, kẹo.
- Đối với những trẻ nhỏ bị sốt siêu vi đang được điều trị, cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cơm, cháo, thịt bằm, chà bông (ruốc)… là được.
- Quan trọng nhất là uống thật nhiều nước. Không để đến khi khát mới uống.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp phụ huynh bảo vệ cũng như điều trị sốt siêu vi cho trẻ nhỏ. Thời điểm giao mùa sắp tới sẽ là điều kiện cho bệnh phát tán mạnh mẽ. Hãy chuẩn bị các biện pháp phòng chống để đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho những kiến thức bổ ích. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Nguồn: Tham khảo