Trẻ nhỏ bị thâm môi có sao không?
Trẻ nhỏ bị thâm môi là hiện tượng môi của bé không có màu hồng như bình thường mà lại là màu tím. Thông thường, sự xuất hiện của tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lí nào đó trong cơ thể. Do đó, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của con để kịp thời can thiệp y tế.


Nếu thâm môi và kèm theo các dấu hiệu như: sụt cân, bú kém, khó thở,…thì hãy đưa con đến cơ sở y tế gấp. Nếu không điều trị kịp thời, bé có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thâm môi
Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng thâm môi:
- Do cơ địa, bẩm sinh
- Thiếu máu, thiếu sắt
- Bị sặc sữa
- Mắc bệnh lí về tim mạch
- Bị nhiễm lạnh, khóc nhiều.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị thâm môi
Thâm môi sẽ biểu hiện rõ rệt trên diện mạo của trẻ, vì vậy rất dễ nhận biết. Không cần sử dụng các phương pháp y tế để nhận biết. Tuy nhiên, với trường hợp mắc các bệnh lí, trẻ sẽ có các biểu hiện kèm theo:
[elementor-template id="263870"]
- Khóc nhiều khi bú
- Khó thở
- Hơi thở nhanh
- Bú kém
- Cáu gắt
- Sụt cân, chậm lên cân
- Chậm mọc răng
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, trường hợp trẻ bị thâm môi là rất phổ biến. Nếu trẻ bị thâm môi do cơ địa thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh lí khác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, quá trình phát triển của bé. Cụ thể hơn, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như tim, cảm lạnh, thiếu máu… Nếu thâm môi và kèm theo các dấu hiệu như: sụt cân, bú kém, khó thở,…thì hãy đưa con đến cơ sở y tế gấp. Nếu không điều trị kịp thời, bé có nguy cơ bị đe dọa tính mạng
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị thâm môi
Nếu môi thâm do cơ địa, trẻ không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Hơn nữa, nếu bé chỉ bị thâm môi mà vẫn ăn, ngủ ngoan thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu trẻ có biểu hiện khác, bố mẹ hãy tham khảo các biện pháp chăm sóc dưới đây:
- Đưa con đến cơ sở y tế
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ
- Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra thực đơn cho con
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để bé ăn được nhiều, giảm tình trạng chán ăn
- Mặc đủ ấm, giữ ấm cơ thể cho bé
- Theo dõi tình trạng bệnh của bé
- Đưa con đi tái khám đúng hẹn
- Cho bé uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị thâm môi
Trường hợp thâm môi do cơ địa, không có biện pháp phòng tránh hiệu quả cho trẻ. Tuy nhiên, trường hợp bệnh lí, bố mẹ có thể cần lưu ý:
- Mặc đủ ấm cho con
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho bé
- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ nếu trong giai đoạn cho bú
- Tìm hiểu tư thế cho con bú đúng và phù hợp
- Tham gia các lớp học về phương pháp chăm con để bổ sung kiến thức
- Đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kì
- Thường xuyên cho con làm các bài kiểm tra dinh dưỡng
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thâm môi phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thâm môi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo