Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không?

Trẻ nhỏ bị trĩ là tình trạng ít người nghĩ đến. Người ta cho rằng đây là bệnh của người lớn và chỉ người lớn mới mắc phải. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Trẻ nhỏ nếu không có chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp vẫn sẽ bị trĩ. Đây là bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính. Bất cứ ai không cẩn thận đều có thể bị.

Vậy trĩ là gì? Đó là tình trạng đám rối tĩnh mạch bên trong hậu môn thường xuyên chịu áp lực và căng phồng, gây đau đớn cho người bệnh. Trẻ nhỏ bị trĩ có thể nguy hiểm hơn người lớn vì nhận thức của trẻ về bệnh là rất ít. Trẻ sẽ có xu hướng sợ hãi và giấu bệnh. Điều đó làm búi trĩ ngày càng to hơn. Vậy những nguyên nhân dẫn đến trị là gì? Làm gì khi trẻ bị trĩ? Đề phòng bị trĩ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cũ thể qua bài viết dưới đây.

Cặn dặn trẻ báo nếu bị táo bón từ 2 lần trở lên. Giáo dục trẻ rằng bị trĩ không phải chuyện đáng xấu hổ nên không phải giấu sẽ làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không?

5 nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị trĩ

1. Trẻ ngồi bô quá lâu

Vì nhiều lý do mà trẻ ngồi bô quá lâu. Thời gian ngồi bô trung bình chỉ nên từ 15 phút đổ lại. Điều này đúng cho cả người lớn khi đi vệ sinh. Ngồi bô lâu sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn từ đó hình thành bệnh trĩ.

2. Trẻ bị táo bón

Trẻ bị trĩ do táo bón chiếm tỷ lệ khá lớn. Do khi bị bón, trẻ phải ra sức rặn để tống phân ra ngoài. Điều này cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Kết quả là búi món dồn nén, hình thành nên búi trĩ.

3. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh

Trẻ con đa số không thích ăn rau mà chỉ ưa ăn thịt và cũng ít bố mẹ quan tâm. Trong khi rau là nguồn chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Thiếu chất xơ, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hóa toàn, khiến phân trở nên cứng hơn. Từ đó gây ra táo bón. Ngoài ra, táo bón cũng bắt nguồn từ việc trẻ lười uống nước.

4. Trẻ quá thụ động

Nghiên cứu cho thấy trẻ thường xuyên vận động có ít nguy cơ bị trĩ hơn. Lý do cũng giống như khi trẻ ngồi bô quá lâu. Trẻ thụ động có xu hướng ngồi hoặc nằm một chỗ, ít đi lại và hầu như không chạy nhảy. Và hiển nhiên ngồi quá lâu sẽ làm vùng hậu môn chịu áp lực cả phần trên của cơ thể, từ đó sinh ra trĩ.

5. Trẻ quấy khóc quá dữ dội

Một số trẻ nhỏ bị trĩ đôi khi vì thường xuyên la khóc quá dữ dội. Nguyên do là vì khi la khóc mạnh, máu sẽ bị đẩy dồn xuống phía xương chậu và làm tăng áp lực lên bụng từ bên trong. Cuối cùng, máu bị ứ đọng trong khu vực trực tràng.

Triệu chứng của trẻ nhỏ bị trĩ

Triệu chứng của trẻ nhỏ bị trĩ

Đại tiện khó khăn

Đây là dấu hiệu điển hình mà bất cứ trẻ nhỏ bị bệnh trĩ đều gặp phải. Bạn nên để ý khi thấy bé đi đại tiện ngồi quá lâu. Hoặc khi bé có các biểu hiện khó chịu hay nhăn nhó gào khóc mỗi khi đi vệ sinh. Đó chính là các dấu hiệu cho thấy bé đang bị các vấn đề đường tiêu hóa và đặc biệt là mắc bệnh táo bón hoặc trĩ.

Đại tiện có máu lẫn trong phân

Khi mắc phải bệnh trĩ, trẻ phải cố rặn để đẩy phân ra ngoài, điều này vô tình gây áp lực lên hậu môn, phân đi ra ngoài kèm theo máu hoặc có những bé tuy không đi ngoài vẫn có máu ở vùng hậu môn. Dấu hiệu này thấy rõ hơn khi bạn dùng khăn giấy vệ sinh cho bé, máu sẽ thấm trên giấy vệ sinh.

Sa búi trĩ ở hậu môn

Đây là triệu chứng dễ thấy nhất ở những người mắc trĩ dù đó là trẻ em hay người lớn. Ban đầu đầu, búi trĩ còn nhỏ, khi sa ra ngoài nó có thể tự thụt ngược vào bên trong. Càng về sau, búi trĩ phình to và không thể tự thụt vào lại bên trong. Điều này khiến cho bé đau đớn, khó chịu và cần hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Các giai đoạn khi trẻ nhỏ bị trĩ

Trĩ có 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại trĩ đều có đặc điểm và giai đoạn phát triển riêng. Cụ thể:

Trẻ nhỏ bị trĩ nội

Bệnh chỉ được phát hiện khi thấy có máu dính ở giấy vệ sinh hay lẫn trong phân sau khi đại tiện. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, ở giai đoạn nặng máu chảy ra nhiều sẽ có dạng cục máu đông, chảy nhỏ giọt hay chảy thành tia.

Trẻ nhỏ bị trĩ ngoại

Là hiện tượng trẻ bị chảy máu trong khi đi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác đau, ngứa và rát. Tương tự trĩ nội, trĩ ngoại cũng chia làm 4 giai đoạn:

Trẻ nhỏ bị trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp chỉ hình thành khi cùng lúc xảy ra 2 loại trĩ, và khi trĩ nội đã sa mà không co lên được và tạo điều kiện cho các búi trĩ liên kết với nhau. Do đó, trĩ hỗn hợp rất nguy hiểm và cần chữa trị nhanh chóng, nếu không nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ nhỏ bị trĩ

Thiếu máu

Trĩ có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng …

Sa nghẹt búi trĩ

Búi trĩ bị sa nghẹt không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng tắc mạch và hoại tử

Viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và xung quanh

Các búi trĩ sa lồi thường xuyên sẽ gây xuất tiết và viêm nhiễm tại chỗ vùng hậu môn, sau đó lan rộng gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn gây ngứa ngáy, nóng rát.

Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị trĩ

Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị trĩ

Khi bé bị trĩ, bạn cần giữ vệ sinh khu vực hậu môn của bé kỹ càng. Dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện và trước khi bé chuẩn bị đi ngủ để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của bé.

Ngoài ra khi con táo bón, bố mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bụng để giúp bé. Chỉ cần cho bé nằm tư thế ngửa mặt lên, rồi dùng ức bàn tay phải từ từ ấn vào cơ bụng bé. Bắt đầu di chuyển ức tay trên bụng theo chiều từ phải sang trái một cách nhẹ nhàng, rồi đổi từ dưới lên trên, không ấn mạnh. Mỗi lần thực hiện kéo dài khoảng 15 phút, khoảng 2-3 lần/ ngày, khi nào con đi đại tiện được thì ngưng.

Phòng ngừa trẻ nhỏ bị trĩ

Bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn của trẻ. Chất xơ nhiều trong rau, củ và các loại đậu.

Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày. Lượng nước có thể thay thế một phần bằng sữa, canh. Tuy nhiên, nước lọc vẫn nên chiếm tỷ lệ cao nhất.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ sau mỗi lần đại tiện. Vi khuẩn tích tụ ở hậu môn có thể xâm nhập thông qua các vết xước. Dạy trẻ tự vệ sinh đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Thường đi vào khoảng 6-8 giờ sáng là tốt nhất. Đây là thời điểm cơ thể đào thải chất độc, nhu động ruột cũng hoạt động mạnh mẽ hơn, do đó, dễ đi vệ sinh hơn.

Trẻ nhỏ bị trĩ không quá nghiêm trọng nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Trĩ không chỉ hành hạ người bệnh về thể chất mà còn cả tinh thần. Cặn dặn trẻ báo nếu bị táo bón từ 2 lần trở lên. Giáo dục trẻ rằng bị trĩ không phải chuyện đáng xấu hổ nên không phải giấu sẽ làm bệnh ngày càng nặng hơn.  Chúc bé và gia đình luôn khỏe.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version