Trẻ nhỏ bị u gan ác tính có sao không?
Trẻ nhỏ bị u gan ác tính là tình trạng xuất hiện khối u bắt nguồn từ tế bào gan, hay còn gọi là ung thư nguyên bào gan. Theo thống kê, hầu hết các khối u này bắt đầu ở thùy phải gan và di căn đến nhiều vị trí khác, thường gặp nhất ở phổi. Tình trạng này chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, độ tuổi dưới 5 thì tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ cân bằng khi vượt qua giai đoạn trên. Đây là bệnh nguy hiểm, nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của bé.


Nguyên nhân trẻ nhỏ bị u gan ác tính
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra u gan ác tính ở trẻ vẫn chưa được công bố chính thức. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh này:
- Sinh non
- Tỉ lệ trẻ mang màu da trắng mắc bệnh cao hơn so với da đen
- Dưới 5 tuổi, bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái
- Biến chứng của các bệnh khác: Hội chứng Beckwith-Wiedemann, phơi nhiễm viêm gan B, tăng sản một bên, teo đường mật bẩm sinh,…
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị u gan ác tính
Khi trẻ mắc bệnh này, cơ thể bé sẽ xuất hiện các triệu chứng:
[elementor-template id="263870"]
- Bụng sưng to, có khối u
- Thường xuyên buồn nôn
- Sốt
- Sụt cân
- Đau bụng
- Chán ăn
- Da bụng xuất hiện các tĩnh mạch
- Cảm giác ngứa ở da
- Mệt mỏi
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh u gan ác tính ở trẻ nhỏ là tử vong. Khi mắc bệnh, khối u ở gan có thể phân bào, đi theo đường máu đến nhiều vị trí khác nhau (cơ quan nội tạng khác) để di căn. Sự nhân lên, phát triển liên tục của khối u sẽ gây ra chèn ép, cản trở lưu thông máu,.. gây ra tử vong ở trẻ. Điều này rất nguy hiểm. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị hiện nay chưa đạt hiệu quả cao.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị u gan ác tính
Dưới đây là những gợi ý về phương pháp chăm sóc cho trẻ khi mắc u gan ác tính
- Đưa con đến bệnh viện ngay
- Cho bé làm các xét nghiệm theo yêu cầu
- Trao đổi với bác sĩ nhằm lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Động viên tinh thần của bé
- Hạn chế cho nhiều người tiếp xúc gần hoặc đến thăm con
- Giữ vệ sinh không gian điều trị của bé
- Khử khuẩn toàn thân trước khi vào phòng chăm sóc con
- Khuyến khích con vận động nhẹ nhàng hàng ngày
- Theo dõi diễn biến của con thường xuyên
- Áp dụng biện pháp hạ nhiệt nếu bé bị sốt
- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ
Phòng ngừa u gan ác tính cho trẻ
Các gợi ý về biện pháp phòng ngừa bệnh u gan ác tính cho trẻ nhỏ:
- Đưa con đi khám sức khỏe định kì
- Chú ý đến biểu hiện sức khỏe (cân nặng, tình trạng ăn uống,…)
- Tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ, cụ thể là viêm gan B
- Đưa con đi khám ngay khi xuất hiện các bất thường trong cơ thể
- Lắng nghe tâm sự của con hàng ngày nhằm theo dõi biểu hiện sức khỏe của con từ bên trong.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ nhằm tăng cường đề kháng cho cơ thể
- Tập thói quen và giờ giấc sinh hoạt lành mạnh (không thức khuya, ăn đồ ăn nhanh quá nhiều, ăn đủ cữ,…)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị u gan ác tính phải làm sao? Trẻ nhỏ bị u gan ác tính có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo