Trẻ nhỏ bị u gan lành tính có sao không?
Trẻ nhỏ bị u gan lành tính thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khối u gan lành tính không lan sang các khu vực khác. Trên thực tế, phần lớn khối u gan lành tính không được chẩn đoán vì chúng không gây ra triệu chứng. Khối u lành tính có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ ngay sau sinh cho đến khi lớn lên. Các loại u gan lành tính bao gồm:
- U mô thừa trung mô gan (Hepatic mesenchymal hamartoma)
- U tuyến gan (adenoma)
- U máu trong gan (hemangioma)


Nguyên nhân u gan lành tính
Các khối u xuất hiện ngẫu nhiên ở bất cứ đâu và có thể xảy ra với bất kỳ ai. U gan lành tính ở trẻ chỉ được phát hiện khi trẻ đi khám do vấn đề bệnh lý khác cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như như siêu âm, xét nghiệm CT hoặc MRI.
Dấu hiệu u gan lành tính ở trẻ
Hầu hết các khối u gan lành tính ở trẻ không có triệu chứng. Các triệu chứng thường không được phát hiện cho đến khi khối u lớn đến mức ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Một số triệu chứng u gan lành tính ở trẻ rõ rệt như:
[elementor-template id="263870"]
- Sờ thấy khối u ở bụng hoặc trẻ bị sưng bụng
- Đau ở bên phải của bụng
- Dậy thì sớm
- Sự phát triển không đều của các chi (ví dụ: một chân có thể ngắn hơn chân kia)
- Thèm ăn và giảm cân. Khi khối u ảnh hưởng đến dạ dày có thể khiến trẻ có cảm giác no nhanh hơn nên hạn chế lượng thức ăn mà trẻ nạp vào. Nếu điều này kéo dài, trẻ thậm chí có thể bị giảm cân.
- Nôn, ớn lạnh, mệt mỏi, khó chịu
- Đổ mồ hôi đêm
- Vàng da và vàng mắt
- Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp)
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị u gan lành tính
Hầu hết u gan lành tính tiến triển chậm và hầu như không có biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển quá lớn sẽ ảnh hưởng đến các mô lân cận, mạch máu và gây tổn thương, hoặc có thể bị vỡ nang, xuất huyết trong u.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị u gan lành tính
Khối u gan lành tính thường không cần điều trị đặc biệt hoặc bác sĩ sẽ kê thuốc làm giảm đau hay ngăn chặn sự phát triển của khối u. Hoặc có thể dùng phẫu thuật cắt bỏ nếu được cho phép từ bác sĩ nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ quan quan trọng như thần kinh, mạch máu. U gan lành tính chủ yếu nhờ vào áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được theo dõi thường xuyên để can thiệp kịp thời khi có biến chứng như: Vỡ nang, xuất huyết trong khối u.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị u gan lành tính
- Cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, cân bằng chế độ dinh dưỡng thiết yếu. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, đường, thực phẩm giàu protein,v.v…
- Duy trì thái độ sống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Giúp trẻ cân bằng cảm xúc, luôn giữ tinh thần lạc quan
- Thăm khám định kỳ sáu tháng một lần hoặc khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị u gan lành tính phải làm sao? Trẻ nhỏ bị u gan lành tính có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo