Trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu có sao không?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ là hiện tượng các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản bị viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác bị rát buốt khi đi tiểu. Vậy trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu này diễn ra nghiêm trọng như bé tiểu gắt, phụ huynh cần theo dõi và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu
- Thấy bé có những biểu hiện tiểu rắt, tiểu són, tiểu nhiều lần trong một thời gian ngắn
- Nhiều bé lớn hơn còn đưa tay sờ vào bộ phận sinh dục với vẻ mặt nhăn nhó
- Trẻ bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
- Trẻ ăn, ngủ, chơi kém
- Khi đóng bỉm cho trẻ, mỗi khi thay bỉm cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không
- Bé trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi tiểu tiện khó có thể là dấu hiệu của hẹp bao quy đầu – Một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu
- Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
- Mắc phải các bệnh lý đường tiết niệu
- Hẹp đường dẫn nước tiểu
- Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh
- Bàng quang thần kinh
- Suy giảm sức đề kháng
- Các loại vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus
Những vấn đề trẻ bị viêm đường tiết niệu có thể gặp
- Bé đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn, nước tiểu có màu đục
- Bé bị sốt kéo dài nhiều ngày mà không tìm được nguyên nhân.
- Rối loạn đường tiêu hóa, trẻ thường xuyên bị nôn hoặc tiêu chảy
- Trong bỉm của bé thường xuất hiện các cặn trắng.
- Da tái xanh, mệt, cơ thể yếu ớt, uể oải, lười vận động, trẻ biếng ăn, hay quấy khóc khi đi tiểu.
- Chướng bụng, hơi thở hôi, lưỡi bẩn
Cách điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời, bố mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc cho trẻ như là:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt sau mỗi lần tiểu tiện hoặc đại tiện, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn.
- Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn
Cách phòng ngừa trẻ bị viêm đường tiết niệu
- Vệ sinh cho bé sạch sẽ, đúng cách nhất là vùng âm hộ, đáy chậu và hậu môn, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây viêm nhiễm, nhất là ở các bé gái.
- Đối với trẻ nhỏ cần thường xuyên thay bỉm nhất là khi trẻ tiểu tiện, đại tiện… tránh làm vi khuẩn lây lan.
- Để hệ bài tiết nước tiểu hoạt động tốt hơn cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau quả sạch.
- Cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng
- Theo dõi bao quy đầu của bé nếu đi tiểu mà bị phồng có thể là do bị dài hoặc hẹp bao quy đầu, cần đến bệnh viện để kiểm tra.
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu
- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh,…
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung rau, trái cây, nước ép vào thực đơn hằng ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp