Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có sao không?
Viêm kết mạc là bệnh mắt phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra có thể do mắt bị nhiễm trùng, kích ứng, hoặc tắc tuyến lệ, bệnh gây cho mắt bị sưng, trẻ dụi mắt do ngứa, rát và hay gặp nhất là dấu hiệu đỏ mắt. Vậy trẻ nhỏ bị viêm kết mạc phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc này diễn ra nghiêm trọng như phù mi không thuyên giảm, phụ huynh cần theo dõi và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị viêm kết mạc
- Kết mạc mắt đỏ
- Ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn mắt
- Phù mi, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt
- Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch
- Khi có biến chứng: cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc
- Có thể bị một hoặc hai bên
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm kết mạc
- Do virus Adenovirus.
- Do vi khuẩn
- Do tác nhân gây dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc…)
Trẻ bị viêm kết mạc có thể gặp biến chứng sau đây
Đây là một bệnh lành tính, thường khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên để rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm bớt khó chịu bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Cách điều trị viêm kết mạc cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời, gia đình có thể tham khảo cách chăm sóc cho trẻ như là:
- Lau rửa ghèn ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông. Lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Bé cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn
- Nên rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt. Sau khi vệ sinh mắt và nhỏ thuốc mắt, cần tiếp tục rửa tay lần nữa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Trẻ em bị bệnh nên tránh đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị viêm kết mạc
- Không dùng lá trầu không hoặc các nước lá nói chung để điều trị viêm kết mạc. Các cách chữa này đều chưa được kiểm chứng, có thể gây kích thích cho mắt và làm cản trở việc khỏi bệnh.
- Kiêng ăn một số thức ăn cay nóng
- Tăng cường vitamin A,C,E
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị viêm kết mạc
- Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc.
- Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi.
- Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
- Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm kết mạc phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp