Trẻ nhỏ bị viêm màng não có sao không?
Trẻ nhỏ bị viêm màng não là một bệnh lý viêm nhiễm lớp màng bảo vệ não và tủy sống của trẻ. Bệnh viêm màng não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc căn bệnh này. và triệu chứng của bệnh thường giống nhau. Tuy nhiên, người lớn khó nhận biết các triệu chứng viêm màng não ở trẻ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong việc đưa con đến bệnh viện kịp thời. Từ đó khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc trang bị kiến thức để nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là vô cùng quan trọng. Sau đây, hãy cùng Medplus tìm hiểu về trẻ nhỏ bị viêm màng não nhé.
Viêm màng não là bệnh có thể tự khỏi nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể kịp sản sinh ra kháng thể chống lạ bệnh. Dù vậy những phụ huynh cũng được chủ quan. Nếu nhận thấy bé có những biểu hiện của bệnh thì đưa bé đến bệnh viện là cần thiết.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm màng não
Có đến 90% các trường hợp viêm màng não trẻ em là do các nguyên nhân sau:
Viêm màng não do vi khuẩn Hib
Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ không được chủng ngừa. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị viêm màng não mủ trong khoảng từ 1 – 3 tuổi.Bệnh vi khuẩn Hib chủ yếu lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi mắc bệnh, thời gian ủ bệnh thường dưới 10 ngày. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao và thường xảy ra trong những ngày đầu tiên.
Viêm màng não do phế cầu khuẩn
Đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm màng não do phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Hiện nay, việc điều trị cho trẻ bị viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra ngày càng khó khăn bởi việc sử dụng kháng sinh không còn hiệu quả.
Viêm màng não mô cầu
Viêm màng não mô cầu có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau (phối hợp hoặc riêng rẽ) tại nhiều cơ quan trong cơ thể người như hệ thần kinh, mắt, đường hô hấp, màng tim, máu, khớp, đường tiết niệu và sinh dục. Tuy nhiên, hai bệnh thường gặp và quan trọng hơn là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Trong đó, nhiễm trùng huyết tối cấp là nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng, mặc dù bệnh đã được điều trị tích cực.
Dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị viêm màng não
Dưới đây là 4 dấu hiệu phổ biến và dễ nhận diện nhất khi trẻ nhỏ bị viêm màng não.
Sốt cao đột ngột
Sốt cao đột ngột là triệu chứng đầu tiên khi trẻ nhỏ bị viêm màng não. Trẻ có thể kèm theo hiện tượng run rẩy. Nếu đã biết nói, bé sẽ cho biết là bé đang rất lạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng trước virus hoặc vi khuẩn đang xâm nhập. Khi sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng rất nhanh và rất khó hạ sốt cho bé. Điều này khác với một số bệnh kèm theo sốt khác như viêm họng, sốt siêu vi, bệnh tay chân miệng,…
Bé đau đầu dữ dội
Trẻ nhỏ bị viêm màng não có thể trả qua những cơn đau đầu dữ dội. Những cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ liền. Đây có thể là nguyên nhân khiến bé quấy khóc không ngừng hoặc tỏ ra lơ mơ. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể lan đến cổ của trẻ, do đó một số trẻ có thể than đau cổ hoặc xoay trở cổ thường xuyên.
Tư thế cò súng
Trẻ nhỏ bị viêm màng não có tư thế nằm rất đặc trưng. Trẻ nằm nghiêng, đầu ngửa ra sau, hai tay co lại, hai đầu gối co sát bụng, lưng cong ra sau. Nếu bố mẹ cố chỉnh cho bé nằm ngay lại thì không lâu bé vẫn trở lại như cũ.
Bé không thể duỗi thẳng chân
Cho con nằm ngửa và thực hiện những cách thử sau:
- Đặt tay lên ngực trái của bé, tay phải luồn dưới gáy bé con và từ từ nâng đầu bé lên. Nếu bị viêm màng não, bé sẽ có biểu hiện bị đau gáy và co hai chân lại.
- Cho bé nằm ngửa, chân duỗi thẳng, gấp cẳng chân 1 bên chân của bé vào đùi, từ từ gập đùi vào bụng. Bé bị viêm màng não khi chân còn lại cũng co lại.
- Cho con nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, ấn mạnh lên bờ xương mu của con. Bé bị viêm màng não sẽ có phản ứng co hai chân vào bụng.
Ngoài ra, trẻ còn có một số dấu hiệu không rõ ràng hoặc ít xuất hiện hơn như:
- Tầm nhìn đôi
- Đau bụng và buồn nôn
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Phát ban
Một số biến chứng có thể gặp khi trẻ nhỏ bị viêm màng não
Trẻ nhỏ bị viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề về sau. Cụ thể:
- Tổn thương dây thần kinh sọ não: viêm màng não mủ có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh sọ não số II, III, IV, VI, VII, VIII…
- Biến chứng áp xe não, áp xe màng cứng, các ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…
- Tắc nghẽn dịch não tủy và dày dính màng não gây cản trở lưu thông dịch não tủy, hội chứng não nước…
- Các biến chứng ngoài hệ thần kinh, tùy theo nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ như vi khuẩn có thể gây ra sốc độc tố, xuất huyết phủ tạng (gặp trong nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do màng não cầu), viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, viêm thận, viêm phổi…
- Mất thính lực
- Động kinh
- Giảm khả năng học tập
Điều trị cho trẻ nhỏ bị viêm màng não
Viêm màng não là bệnh có thể tự khỏi nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể kịp sản sinh ra kháng thể chống lạ bệnh. Dù vậy những phụ huynh cũng được chủ quan. Nếu nhận thấy bé có những biểu hiện của bệnh thì đưa bé đến bệnh viện là cần thiết.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Một số trẻ có thể được yêu cầu nhập viện để bác sĩ theo dõi chặt chẽ các triệu chứng. Điều này giúp bác sĩ kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Nếu trẻ nhỏ bị viêm màng não do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh loại mạnh. Những trẻ dưới 2 tuổi có thể phải nằm viện điều trị trong 2 tuần.
Viêm màng não rất nguy hiểm những nếu được phát hiện và điều trị sớm, khả năng trẻ khỏi bệnh có thể lên đến 85%. Thực tế, viêm màng não là bệnh rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, phụ huynh cần quan sát kỹ những biểu hiện khác thường ở bé nhằm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để kịp thời đưa con đi khám trước khi bệnh có dấu hiệu trở nặng.
Phòng ngừa trẻ nhỏ bị viêm màng não
Viêm mang não bắt nguồn từ virus và vi khuẩn. Những vi sinh vật này có thể lây lan qua các hoạt động thường ngày như ho, hắt hơi, hôn hoặc ăn chung, dùng chung đồ đạc. Để ngăn ngừa bệnh cho trẻ, bố mẹ cần:
- Tập cho bé có thói quen rửa tay thường xuyên.
- Con được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng tốt nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
- Chỉ cho trẻ ăn thức ăn nấu chín hoặc đã được tiệt trùng, với trái cây. Bố mẹ nên cho bé ăn trái cây đã được rửa kỹ lưỡng.
- Dạy trẻ cách che miệng khi ho, hắt hơi. Tập cho bé thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Dạy trẻ không nên ăn đồ ăn, sử dụng chung dụng cụ để ăn với người khác.
- Tiêm vắc-xin theo tư vấn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bố mẹ nhận biến dấu hiệu, cũng như phòng tránh viêm màng não cho trẻ. Cách chữa bệnh tốt nhất vẫn là phòng bệnh. Chúc bé và gia đình luôn giữa được sức khỏe thật tốt. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sởi có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo