Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị béo phì có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị béo phì có sao không

Trẻ sơ sinh bị béo phì có sao không

Trẻ sơ sinh bị béo phì có sao không?

Theo khảo sát của Hiệp hội Sức khỏe và Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang tăng lên ở mọi nhóm tuổi. Hơn 90% trẻ béo phì với nguyên nhân do lối sống, môi trường bên ngoài tác động. Ít hơn 10% liên quan đến vấn đề gen hoặc hocmon. Đồng thời đây là một đại dịch ở trẻ em, làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, gan, thận, đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa, … ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị béo phì phải làm sao?

Dù nguyên nhân nào thì điều quan trọng là bố mẹ nên theo dõi sát sức khỏe của bé. Nên có một chế độ ăn uống phù hợp tránh tình trạng tăng cân không kiểm soát. Bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ nhiều rau củ quả thay cho khẩu phần ăn hàng ngày.

Trẻ sơ sinh bị béo phì phải làm sao

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị béo phì

Béo phì nguyên phát

Do mất cân bằng năng lượng: tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài. Làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì. Nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

Béo phì thứ phát

Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,…

Các dấu hiệu ảnh hưởng của béo phì:

Béo phì gần như ảnh hưởng lên toàn bộ cơ quan trong cơ thể:

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị béo phì

1. Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh

Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,…; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.

2. Tiết chế ăn uống- vận động

Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân

3. Can thiệp tích cực đa chuyên ngành

Cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, tiết chế viên, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.

4. Điều trị bằng thuốc

Thường trẻ béo phì ăn uống thiên lệch, mất cân đối sẽ được xem xét bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,… tùy trường hợp. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc còn áp dụng để điều trị nguyên nhân/ biến chứng của béo phì.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị béo phì phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị béo phì có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

Exit mobile version