Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn có sao không?

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn rất thường gặp ở những vùng khí hậu ôn đới. Bệnh thường khó phân biệt so với các bệnh đường hô hấp khác. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc phế quản sẽ bị sưng, viêm và bị kích ứng. Sự co thắt, phù nề, viêm nhiễm sẽ làm đường dẫn khí thu hẹp lại, lưu lượng không khí ra vào phổi bị giảm.

Nhiều người cho rằng, hen suyễn không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 80% trẻ có triệu chứng hen suyễn khi còn nhỏ hơn 5 tuổi. Hen suyễn ở trẻ sơ sinh cần được nhận biết sớm và có cách điều trị kịp thời.

Hen suyễn rất khó điều trị dứt điểm. Đôi khi bệnh sẽ tự hết khi trẻ trưởng thành. Có trường hợp bệnh sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Chưa có nghiên cứu kết luận chính xác những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hen suyễn. Tuy nhiên, có rất nhiều tác nhân nguy hiểm làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiền sử gia đình

Người trong gia đình có tiền sử mắc hen suyễn dễ khiến những đời sau cũng bị mắc. Hen suyễn có thể di truyền cách 1 đời. Ví dụ: ông bị hen suyễn thì đời cháu vẫn có thể bị.

Do thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng ấm sang lạnh lẽo, ẩm ướt cũng là một nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị hen suyễn. Những trẻ sinh ra ở những nơi có khí hậu thấp quanh năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.

Lông động vật nuôi

Một số nghiên cứu chỉ ra lông chó, mèo có liên quan đến hen suyễn ở trẻ. Cụ thể, trẻ dễ bộc phát bệnh hơn khi tiếp xúc với lông động vật. Những người bị bệnh hô hấp cũng được khuyên tránh xa động vật có lông.

Ô nhiễm không khí

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn đặc biệt khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Khói, bụi, hóa chất, hương liệu không hề tốt cho phế quản và phổi của trẻ. Những tác nhân này còn có thể gây viêm phổi, ung thư phổi.

Do mắc các bệnh hô hấp khác

Trẻ mắc các bệnh như viêm VA, viêm mũi họng, viêm phế quản,… cũng sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn do biến chứng.

Ngoài ra, mẹ khi mang thai có thói quen hút thuốc lá cũng khiến trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Nếu có một trong những biểu hiện sau, bé có thể đã mắc hen suyễn:

Trẻ ho liên tục và kéo dài, đặc biệt là hay ho về đêm

Ho là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh đường hô hấp khác nhau. Ho của hen suyễn có đặc điểm khác với các cơn ho khác. Trẻ ho ngắn, rít, ho như đang thiếu oxy, ho không kèm đờm, đặc biệt là các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở của trẻ bị thu hẹp.

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường thở khò khè

Cảm giác thở khò khè, đôi khi có thể nghe thấy cơn co rít nơi cổ họng khi trẻ thở. Do khi trẻ bị hen, đường thở của trẻ bị phù nề, thu hẹp nên khi không khí qua sẽ tạo âm thanh rít, khò khè. Đôi khi trẻ hắng giọng cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Vì hắng giọng là trẻ đang cố đẩy các dịch nhầy trong cổ họng ra ngoài.

Trẻ thở rất nhanh và gấp, mặt nhợt nhạt

Do đường dẫn khí bị thu hẹp, trẻ bị thiếu cung cấp oxy nên hơi thở trẻ rất nhanh, gấp, nặng nề.

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn kém thích nghi với thời tiết lạnh

Khi trời lạnh, trẻ thường bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, khó thở. Nếu cứ trở trời thay đổi thời tiết là trẻ bị các vấn đề hô hấp thì rất có thể trẻ đã mắc hen suyễn.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị thích hợp cho con bé.

Thuốc điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường ở dạng hít. Dược phẩm phù hợp với trẻ lớn hơn cũng phù hợp với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, chỉ được dùng với liều lượng thấp.

Một dụng cụ hỗ trợ đắc lực nữa cho bé yêu đó chính là máy xông mũi họng. Thiết bị này giúp đưa thuốc trực tiếp vào vùng cần điều trị, do đó giúp cắt giảm các cơn hen suyễn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra hiện nay còn có máy xông mũi dành cho trẻ bị hen suyễn. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng máy.

Đề phòng trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Hen suyễn rất khó điều trị dứt điểm. Đôi khi bệnh sẽ tự hết khi trẻ trưởng thành. Có trường hợp bệnh sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời. Vì vậy, phòng bệnh cho trẻ chính là cách chữa trị tốt nhất. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn

Trẻ bị hen suyễn một phần cũng do thể chất và sức đề kháng yếu. Bố mẹ có thể cải thiện tể trạng của trẻ thông chế độ dinh dưỡng. Cho trẻ ăn đủ chất, đặc biệt là chất đạm và rau xanh. Cung cấp các vitamin A, C, E, D cũng rất quan trọng. Cho trẻ vận động ngoài trời hoặc phơi nắng sớm mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể chuyển hóa tốt vitamin D từ thực phẩm và tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Vậy là bố mẹ đã hiểu thế nào là trẻ sơ sinh bị hen suyễn rồi. Đối với căn bệnh này, chữa bệnh tốt nhất chính là phòng bệnh. Bảo vệ con trẻ trước những yếu tố gây bệnh tiềm tàng là điều vô cùng quan trọng. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version