Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không?

Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không?

Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không?

Khô da có thể gây khó chịu, nhưng thường ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài hơn là sức khỏe. Cảm giác ngứa ngáy có thể khá nghiêm trọng và thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ngứa cũng kích thích hành động gãi, khiến các vùng da bị nhiễm trùng bởi sự thâm nhập của vi khuẩn hoặc vi-rút. Vậy trẻ sơ sinh bị khô da có sao không?

“Sự lột da thông thường ở những tuần đầu của trẻ sơ sinh vì đây là cách làn da bé tự thích nghi với sự thay đổi môi trường theo lẽ tự nhiên. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất trong thời gian ngắn. Nếu không, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có các biện pháp can thiệp kịp thời.”

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khô da

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khô da

Biểu hiện da thô ráp, sần, bong tróc được xem là rất dễ nhận biết bằng mắt thường hay qua tiếp xúc (tắm, thay đồ hàng ngày). Tuỳ thuộc vào loại tác nhân, nguyên nhân, cơ địa của trẻ mà biểu hiện nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, phần da bị khô có thể nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, cụ thể là: da mặt, lưng, tay hoặc chân. 

Biến chứng nguy hiểm

Ngoài các nguyên nhân gây khô da phổ biến thông thường, đây có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu mãn tính. Nếu không phát hiện và được can thiệp y tế đúng cách kịp thời, làn da trẻ có thể bị tổn thương nặng nề hoặc thậm chí nhiễm trùng (nứt nẻ, chảy máu). Ngoài ra, thời gian sinh hoạt (ăn, ngủ) của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do các tình trạng ngứa dữ dội, sốt cao, quấy khóc. Các bệnh da liễu mãn tính gây ra chứng khô da ở trẻ:

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị khô da

Hầu hết các trường hợp da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, để giảm bớt sự khó chịu cho bé, cũng như tránh tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ có thể dùng dầu giữ ẩm, hoặc kem dưỡng ẩm giúp cải thiện độ ẩm trên da. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử một số cách sau đây:

1. Giảm số lần tắm bé

Thực tế, trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày. Càng tắm nhiều, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ càng nhanh mất đi, từ đó dẫn đến việc da bé bị khô hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều, khoảng 2-3 lần/ tuần là vừa đủ. Những ngày còn lại, mẹ chỉ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hoặc những vùng da có nếp gấp như vùng bẹn, nách, nếp gấp tay, chân.

2. Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ

Mẹ cũng nên cho bé sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Những loại sữa tắm của người lớn có chất tẩy rửa mạnh sẽ không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh. Mẹ cũng có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho bé, hoặc sử dụng dầu tắm dưỡng ẩm.

3. Dùng khăn bông mềm để lau khô người

Sau khi tắm xong cho bé, mẹ có thể dùng một chiếc khăn bông mềm, nhẹ nhàng thấm nước trên da của bé. Lưu ý, không cọ sát mạnh để lau khô người cho bé. Hành động này chỉ làm tình trạng khô da ở bé trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Dưỡng ẩm da

Bôi kem dưỡng ẩm cho bé 1 lần sau khi tắm và thêm ít nhất 1 lần khác ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Dùng máy giữ ẩm không khí cũng giúp cải thiện tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Lưu ý: nếu da trẻ sơ sinh bị khô và xuất hiện những vết chàm đỏ, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của chàm bội nhiễm.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị khô da

Sau đây là những lưu ý giúp hạn chế nguy cơ khô da ở trẻ sơ sinh:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị khô da phải làm sao? Trẻ nhỏ bị khô da có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version