Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không

Trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không

Trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không?

Thời tiết thay đổi sẽ khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi làm cho làn da. Nhất là da trẻ sơ sinh bị tác động nhiều. Mặt khác, độ ẩm trên da trẻ sơ sinh có được là từ sữa nên môi bé sẽ khô hơn người lớn. Có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh. Điều này lý giải vì sao trẻ sơ sinh bị khô môi. Vậy trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không?

Trẻ sơ sinh bị khô môi là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Bố mẹ nên chú ý nên bổ sung cho bé nhiều nước hoặc cho bé bú thường xuyên. Đặc biệt luôn giữ ấm cho bé nếu trời trở lạnh hoặc phòng lắp máy điều hòa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô môi

1. Mất nước

Nguyên nhân gây mất nước do hai yếu tố chủ yếu sau: một là thời tiết khô, lạnh sẽ làm độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp. Khiến cho môi trở nên khô cứng; thứ hai là điều kiện thời tiết cũng có thể khiến bé ra nhiều mồ hôi liên tục.

2. Mút hoặc liếm môi

Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng hành động liếm môi thường xuyên sẽ làm cho môi đỡ bị nứt hơn. Tuy nhiên, nước bọt thường nhanh chóng bay hơi sau khi liếm, bởi thế nó sẽ càng làm cho môi mất đi độ ẩm tự nhiên và mau chóng bị khô, nứt hơn

3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Sự hiện diện của đôi môi nứt nẻ là một dấu hiệu khác cho thấy chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé là không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu một đứa trẻ sơ sinh được chẩn đoán có hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định trong cơ thể thấp hơn, đôi môi của bé sẽ không giữ được độ ẩm

4. Xu hướng thở bằng miệng

Việc bé thở bằng miệng cho phép không khí tràn xung quanh môi liên tục. Luồng không khí này sẽ lấy đi bất kỳ độ ẩm nào mà nó lướt qua trên đường đi. Sự hiện diện của một căn bệnh liên quan như nghẹt mũi thường dẫn đến việc trẻ thở bằng miệng và khiến môi bị nứt nẻ, khó chịu.

5. Biến động của thời tiết

Trẻ nhỏ cần phải ở trong một môi trường an toàn và được kiểm soát, đặc biệt là khi chúng vừa mới sinh ra vì da của chúng không quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá hoặc những ngày gió lớn, nắng nhiều có thể khiến cho đôi môi bé nhỏ của trẻ bị khô, nứt.

Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh bị khô môi

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị khô môi

1. Sữa mẹ

Trong những ngày đầu tiên sau sinh, sữa mẹ còn chứa sữa non giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn và virus. Vì thế, mẹ hãy thoa một vài giọt sữa mẹ vào môi bé sẽ có tác dụng làm dịu, giữ ẩm làn môi và giúp giảm nguy cơ con bị nhiễm trùng.

2. Cho bé bú thường xuyên

Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước nếu như không được cho bú đều đặn. Mỗi bé sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên trong vài tuần đến vài tháng đầu đời đa số các bé đều cần phải bú khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.

3. Giữ ẩm tốt

Nhiệt độ quá lạnh có thể làm khô đôi môi nhạy cảm của bé. Đó cũng là lý do vì sao những trẻ sơ sinh nằm điều hòa thường bị khô môi nhiều hơn. Vì thế, hãy giữ ấm cho bé nếu phòng ngủ có sử dụng máy lạnh.

4. Sử dụng sản phẩm dành riêng cho bé

Hiện nay, trên thị trường có những loại son dưỡng đặc biệt được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh với thành phần tự nhiên. Mẹ có thể tìm hiểu thêm những thông tin về sản phẩm này để sử dụng cho bé yêu nhà mình nhé!

5. Dầu dừa

Thành phần chính của dầu dừa chính là axit lauric, có khả năng làm mềm vết khô môi nhưng lại không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Do đó, nếu trẻ bị khô môi mẹ có thể chấm một chút dầu dừa lên môi bé, thoa nhẹ và lặp lại nhiều lần trong ngày.

Một số lưu và và cách phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị khô môi

Lưu ý

Khi phát hiện bé bị khô môi, mẹ tuyệt đối không thoa dầu ô liu, kem dưỡng môi hoặc thậm chí là những sản phẩm tự nhiên như dầu dừa. Vì đôi khi, bé sẽ nuốt luôn cả chúng, dẫn tới một số tình trạng ngoài ý muốn khác. Đặc biệt, mẹ không được sử dụng Lanolin (sáp len, hay còn gọi là mỡ len) để bôi lên môi bé vì rất có thể Lanolin sẽ gây ngộ độc cho bé.

Cách phòng ngừa

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không và những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị khô môi.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version