Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị khó thở có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị khó thở có sao không?

Trẻ sơ sinh bị khó thở là tình trạng bé thở nhanh, thở khò khè. Hầu hết các triệu chứng này do các bệnh về đường hô hấp gây nên. Một trong số đó, viêm phổi là nguy hiểm nhất vì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, Trẻ còn quá nhỏ để có thể báo cho bố mẹ biết những khác lạ của cơ thể. Do đó, nhiều trường hợp không được phát hiện kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, việc nhận biết những dấu hiệu ban đầu khi trẻ khó thở là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu tình trạng bé bị khó thở qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị khó thở là tình trạng không hiếm gặp. Các bậc phụ huynh luôn cần để ý sát sao những biểu hiện của con nhỏ. Nếu có dấu hiệu bất thường, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó thở

Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè. Hen suyễn là bệnh di truyền. Đây là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa… hoặc bệnh nhân có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

Trẻ sơ sinh bị khó thở do viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại, làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

Viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép….

Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị khó thở

Tiếng thở rít, khò khè

Tiếng thở rít xảy ra ở trẻ khi bị viêm thanh quản, nắp thanh quản bị phù nề, gây nên sự co thắt, hẹp lại, cản trở thông khí ở phổi. Sự co thắt và tắc nghẽn ở phế quản nhỏ khiến tiếng thở của trẻ khò khè. Bố mẹ cần ghé sát miệng trẻ để nghe. Đồng thời quan sát nhịp thở của trẻ thì mới có thể phát hiện dấu hiệu thở khò khè và có tiếng rít trong khi thở.

Trẻ sơ sinh bị khó thở có thể bị rút lõm lồng ngực

Cùng với biểu hiện thở gấp, bố mẹ có thể dễ dàng nhận dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ. Bình thường khi trẻ hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực căng phồng ra. Nhưng nếu trẻ hít vào thấy phần lồng ngực dưới ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm thì đó là biểu hiện bất thường báo hiệu triệu chứng của viêm phổi ở trẻ.

Cụ thể rút lõm lồng ngực là dấu hiệu xảy ra khi phần dưới của lồng ngực ở ranh giới giữa ngực và bụng bị lõm xuống khi trẻ hít vào. Nhưng nếu chỉ thấy dấu hiệu các khe liên sườn co rút, hoặc bên trên xương đòn thì không phải dấu hiệu của rút lõm lồng ngực.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở mức độ nhẹ là biểu hiện bình thường vì thành ngực còn mềm. Nhưng nếu dấu hiệu rút lõm nặng, sâu thì là dấu hiệu của viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị khó thở?

Khi trẻ có biểu hiện khó thở, thở khò khè, thở nhanh, bố mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh…

Vệ sinh mũi sạch sẽ. Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri thức… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Đề phòng trẻ sơ sinh bị khó thở

Giữ cho môi trường xung quanh trẻ luôn trong lành. Hạn chế tối đa cho trẻ hít các loại khói độc như khói thuốc, khói xe,…

Khi ra đường, hãy cho trẻ đeo khẩu trang và kính mát.

Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người. Đây là môi trường lý tưởng cho nhiều loại virus, vi khuẩn hô hấp lây lan.

Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ như đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội. Nếu trẻ còn quá bé, hạy cho trẻ phơi nắng sớm ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Bổ sung các loại vitamin A, C, B, D giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi virus gây bệnh.

Thường xuyên vệ sinh mũi và tay cho bé, đặc biệt khi bé bị chảy mũi.

Vào mùa lạnh, hãy chú ý giữ ấm toàn thân cho bé. Đây là thời điểm các bệnh đường hô hấp rất dễ bùng phát.

Lời kết

Trẻ sơ sinh bị khó thở là tình trạng không hiếm gặp. Các bậc phụ huynh luôn cần để ý sát sao những biểu hiện của con nhỏ. Nếu có dấu hiệu bất thường, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách giúp trẻ giảm triệu chứng và mau chóng khỏi bệnh. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version