Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

Nấc cụt (gọi đơn giản là nấc) được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

“Nếu tình trạng nấc cụt đi kèm với các triệu chứng bệnh lý khác như khó thở, nôn trớ, v.v.. thì trẻ cần được lập tức đưa đến các cơ quan y tế”

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh:

Những trường hợp trẻ bị nấc cụt bố mẹ thường quan tâm

Biến chứng nguy hiểm

Thực tế, tình trạng nấc cụt ở trẻ nhỏ được xem là bình thường, không có gì quá nguy hiểm hay đáng lo ngại. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng khi thấy con bị nấc cụt. Tuy nhiên, khi gặp phải những trường hợp sau, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm:

1. Khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Nếu trẻ bị nấc thường xuyên và luôn ợ hơi ra chất lỏng, đây có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường kèm theo các triệu chứng khác bao gồm: cáu kỉnh, cong lưng và khóc vài phút sau khi ăn. 

2. Bé bị nấc cụt trong khi ngủ hoặc bú

Trẻ sơ sinh có thể nấc cụt một lát, nhưng nếu bé nấc trong khi bú, ngủ hoặc chơi; tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đi khám. Nấc mạn tính sẽ cản trở mọi hoạt động hàng ngày của bé và khiến bé khó chịu.

3. Khi cơn nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ

Dù là trẻ lớn hay trẻ sơ sinh đều có thể bị nấc cụt trong vài phút hay vài giờ. Lúc này, bố mẹ cần quan sát tình trạng nấc cụt ở trẻ xem trẻ có bị thở khò khè không. Nếu có, nên đưa bé đi khám ngay.

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Đa số nấc ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì. Chỉ khi trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như là:

Cho bé bú sữa

Ở những trẻ trong 6 tháng đầu ngoài sữa không nên cho bé uống thêm bất kỳ nước nào khác. Trong thời gian này, bé bị nấc nên cho bé bú sữa. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé

Gia đình có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.

Khóc

Khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành.

Vỗ lưng giúp giảm nấc cụt ở trẻ

Bé có thể nằm hoặc được bế dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng trẻ. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.

Ăn đường

Cũng như người lớn, các hạt đường khi vào đường hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên cách này thường chỉ áp dụng cho trẻ lớn, không được dùng cho trẻ nhũ nhi.

Mật Ong

Chỉ cần một vài giọt mật ong cũng giúp cho bé hết nấc. Chú ý khi sử dụng vì trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng với mật ong.

Thay đổi tư thế bú của bé để tránh trẻ bị nấc cụt

Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, bố mẹ nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị nấc cụt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị nấc cụt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version