Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có sao không

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có sao không

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có sao không?

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu do ở độ tuổi này trẻ chưa học được cách thở bằng miệng. Nghẹt mũi không làm bé bị chảy nước mũi nhưng trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, không ít lần làm cho bố mẹ lo lắng. Đây là chứng bệnh phổ biến, thường gặp. Bố mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân để có hướng chăm sóc cho bé một cách tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Điều này có thể làm cho bé bị khó ngủ và dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

Cảm thường là nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ mới biết đi. Bên cạnh nguyên nhân đó, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do một số nguyên nhân khác như:

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trẻ sẽ có một vài triệu chứng khác như:

Cách khắc phục cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

1. Sử dụng máy/dụng cụ hút mũi

Nếu tình trạng nghẹt mũi khiến con yêu cảm thấy khó chịu, hãy cân nhắc đến việc sử dụng máy hút mũi (Nasal Aspirator) để loại bỏ chất nhầy dư thừa. Trước khi hút, bạn dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 mũi của con, chờ vài giây và đặt con nằm nghiêng sau đó bấm nút máy hút.

2. Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Nước muối là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi tốt nhất. Bạn có thể nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ để làm giảm chất nhầy. Hãy nhớ rằng dung dịch này chỉ gồm muối và nước chứ không có chất nào khác. Bạn cũng nên nhỏ cho trẻ 3 lần/ngày để đem đến kết quả tốt nhất. Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ có thể thuyên giảm nhanh chóng khi sử dụng phương pháp này.

3. Nâng đầu cao khi ngủ

Khi trẻ ngủ, kê gối không chỉ giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn giúp trẻ thở tốt hơn và làm giảm nghẹt mũi.

4. Loại bỏ chất nhầy

Chất nhầy có thể cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh mũi của con. Bạn có thể lấy một miếng bông làm ẩm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy.

5. Xông hơi

Đặt một bình phun nước mát hoặc máy làm ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất nhiều. Không những thế, cách này còn giúp làm tăng độ ẩm không khí trong phòng.

Bên cạnh đó, bạn có thể để bé tắm hơi cùng bạn, điều này cũng mang lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý phải thường xuyên lau chùi các thiết bị này vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc cực kỳ không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con đâu nhé!

6. Vỗ nhẹ lưng

Vỗ nhẹ trên lưng có thể giúp bé bớt tức ngực và dễ thở hơn nhờ làm lỏng chất nhầy trong ngực bé. Có 2 cách để vỗ lưng như sau:

Cách phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị nghẹt mũi

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ

Nếu bị dị ứng với một số chất nào đó, hãy để con yêu tránh xa các chất đó. Bạn cũng nên giữ nhà cửa sạch sẽ bằng các cách như:

Bổ sung nước cho cơ thể

Bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp khoang mũi đỡ bị tắc nghẽn.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nên đến bác sĩ ngay nếu:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version