Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị nhiễm giun có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

trẻ sơ sinh bị nhiễm giun có sao không

trẻ sơ sinh bị nhiễm giun có sao không

Trẻ sơ sinh bị nhiễm giun có sao không?

Giun là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột, lấy nguồn dinh dưỡng từ chế độ ăn của trẻ. Nhiễm giun là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng ở trẻ. Tuy vậy, trẻ bị nhiễm giun khá phổ biến và dễ điều trị. Vậy trẻ sơ sinh bị nhiễm giun phải làm sao?

Để phòng ngừa nhiễm giun, các thành viên trong gia đình cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, thực hiện ăn chín, uống sôi, không đi chân đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da, không để trẻ bò lê dưới đất, không cho trẻ cắn móng tay.

trẻ sơ sinh bị nhiễm giun phải làm sao

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm giun

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun vì chúng liên tục bò và chơi ngoài trời.

Tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm giun

Tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị nhiễm

Vệ sinh không đúng cách hoặc không sạch sẽ

Ăn thực phẩm sống hoặc chưa chín

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm giun

Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị nhiễm giun

Nhiễm giun có thể gây ra nhiều hậu qủa nghiêm trọng. Nhiễm giun làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ, làm giảm sự tăng trưởng dẫn đến còi cọc cả về thể lực (suy dinh dưỡng) và trí lực, có thể gây các biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm giun ở trẻ có thể gây ra tình trạng viêm ở phổi (hen suyễn), gây bệnh đường tiêu hóa (đau dạ dầy, viêm ruột và viêm đại tràng), bệnh gan (viêm gan, xơ hóa), và viêm đường tiết niệu, sinh dục.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nhiễm giun

Việc chẩn đoán nhiễm giun ở trẻ em phụ thuộc vào loại giun và vị trí của nhiễm giun. Phổ biến nhất là sử dụng kỹ thuật soi kính hiển vi tìm trứng trực tiếp trong phân. Dùng thuốc tẩy giun là biện pháp khá tốt để kiểm soát tình trạng nhiễm giun, khi trẻ có biểu hiện nôn ra giun, đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn… hoặc xét nghiệm phân có nhiều trứng giun.

Tẩy giun cho trẻ từ trên 2 tuổi cần được tiến hành định kỳ sáu tháng một lần. Thời gian quá dài hay quá ngắn đều không tốt, nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau quá dài có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun có thể chưa xuất hiện.

Cách phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị nhiễm giun

Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường:

Trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Cho trẻ ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. Không đi chân đất hoặc bò lê la dính đất. Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng/lần, nhất là trẻ em tuổi học đường. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả gia đình.

Người chăm sóc trẻ cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ:

Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và nấu ăn, đun nước uống cho trẻ. Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi đại tiện. Thức ăn cần được đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào. Không vứt rác thải bừa bãi gần khu vực sinh hoạt và chơi của trẻ.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị nhiễm giun phải làm sao? Trẻ bị nhiễm giun có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

Exit mobile version