Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều phải làm sao?

Nôn trớ, ọc sữa là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vậy nhưng khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều, hẳn bố mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng và không biết phải làm sao để cải thiện tình trạng cho con. Trên thực tế, đa số trẻ sơ sinh ọc sữa là do nguyên nhân sinh lý và không cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên nôn trớ, ọc sữa, ảnh hưởng tới cân nặng và đường hô hấp thì rất có thể con đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản và bố mẹ cần sớm đưa con đi khám bác sĩ.

Tại sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh, trong đó hầu hết các trường hợp đều do nguyên nhân sinh lý, bao gồm:

Ban đầu, đa số trẻ sơ sinh bị ọc sữa là do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không sớm tìm cách điều chỉnh, khắc phục kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, cũng có một số ít các trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên ọc sữa do các nguyên nhân bệnh lý như trẻ mắc chứng lồng ruột, chứng hẹp phì đại môn vị…

Trẻ bị ọc sữa là như thế nào?

Có nhiều mức độ ọc sữa khác nhau ở trẻ sơ sinh. Có trẻ có biểu hiện nhẹ, chỉ trớ một chút ra khóe miệng. Nhưng cũng có những trẻ ọc sữa rất nhiều, sữa trớ mạnh vọt ra bên ngoài khiến bố mẹ lo lắng.

Vậy trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không? Trong trường hợp tình trạng ọc sữa của trẻ nghiêm trọng hơn và trở thành trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ sẽ thấy có những biểu hiện dưới đây:

Mức độ nhẹ

Mức độ nặng

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại những biến chứng như suy dinh dưỡng, hẹp thực quản, viêm thực quản…

Để có thể phân biệt trẻ đang ọc sữa do sinh lý hay đã bị trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ có thể tham khảo cách nhận biết dưới đây:

Trẻ hay bị ọc sữa phải làm sao?

Khi tình trạng ọc sữa xảy ra, bố mẹ nên nhanh chóng đặt trẻ nằm nghiên sang một bên để sữa trào ra ngoài miệng. Việc này giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai, gây ra tình trạng viêm tai giữa. Sau đó, hãy tiến hành rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý.

Vậy “trẻ bị ọc sữa bao lâu cho bú lại?”. Câu trả lời là sau ít nhất 30 phút: bố mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn ngay sau khi con bị ọc sữa mà hãy đợi ít nhất 30 phút sau rồi cho con ăn lại.

Cách hạn chế nguy cơ trẻ bị ọc sữa

Để hạn chế nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa, cách đơn giản nhất bố mẹ có thể làm là thay đổi thói quen chăm sóc trẻ cũng như chú ý tới chế độ dinh dưỡng của con bằng cách:

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Ọc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1-4 tháng tuổi. Tuy vậy, khoảng 60% trẻ khi lên 6 tháng tuổi sẽ ít bị ọc sữa hơn vì đây là giai đoạn con đã bắt đầu ăn dặm với các loại thức ăn đặc hơn so với sữa. Khoảng 90% trẻ sẽ hết ọc sữa khi lên 1 tuổi.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều, liên tục, chậm tăng cân, biếng ăn thì bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được khám và xác định rõ nguyên nhân có phải do bệnh lý hay không, từ đó đưa ra các phương pháp hỗ trợ, điều trị phù hợp và kịp thời.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version