Trẻ sơ sinh bị sặc có sao không?
Sặc sữa là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm trẻ thiếu Oxy do tắc nghẽn đường hô hấp. Vậy trẻ sơ sinh bị sặc phải làm sao?
Các chuyên gia nhi khoa khẳng định, sặc là tai nạn này rất hay gặp trong Nhi khoa, nếu trẻ không được sơ cứu nhanh chóng, kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sặc
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Người chăm sóc trẻ để trẻ bú
- Ăn không đúng tư thế, cho bú quá no
- Cho trẻ bú khi đang khóc
- Sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp
- Đặc biệt trẻ sinh non tháng cũng thường rất dễ bị sặc sữa.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc
Dưới đây là một số dấu hiệu mà trẻ có thể gặp phải do tình trạng bị sặc:
- Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi.
- Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.
- Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
- Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sặc
Vỗ lưng:
Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.
Ấn ngực:
Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức, khoảng 1 khoát ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau.
Thông thoáng đường thở bằng hút mũi miệng:
Trong khi thực hiện vỗ lưng – ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.
Cách phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị sặc
Dưới đây là một số biện pháp bố mẹ có thể làm để phòng ngừa trẻ bị sặc sữa:
- Không nên cho trẻ ăn khi đang khóc, đang ho, trẻ vừa ăn, vừa ngủ hoặc chơi đùa, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt, khi thở mạnh có thể làm sữa chảy vào đường thở, khi trẻ cười dễ bị sặc.
- Khi sữa mẹ quá nhiều nên kẹp đầu ti khi cho trẻ bú, chọn núm vú cao su có lỗ thông phù hợp, không nên đổ sữa thẳng vào miệng bé hoặc đổ nhanh, khi thở mạnh có thể làm sữa chảy vào đường thở.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị sặc phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị sặc có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp