Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa phải làm sao?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa thực ra không chỉ đơn giản như nhiều bố mẹ vẫn thường nghĩ vì nó có thể để lại những hậu quả mà bố mẹ không ngờ tới. Vậy tại sao trẻ bị sặc sữa và bố mẹ nên làm gì để xử lý và phòng tránh tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Do cấu tạo của mũi thông với cổ họng, nên khi sữa vào cổ họng của trẻ và con chưa kịp nuốt, sữa có thể bị đẩy lên mũi, từ đó gây ra hiện tượng sặc. Tình trạng sặc sữa nếu không được xử lý phù hợp và kịp thời sẽ có thể khiến sữa tràn lên mũi và làm cho trẻ sơ sinh bị ngộp thở.

Hiện tượng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa phải làm sao?

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa dành cho bố mẹ

“Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm?” là thắc mắc của khá nhiều bố mẹ. Trên thực tế, hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa tưởng chừng là việc rất đơn giản và nhỏ nhặt, nhưng lại có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm mà bố mẹ không thể lường trước. Việc sữa bị tràn lên mũi quá nhiều không chỉ khiến con gặp khó khăn trong việc thở, mà còn có thể gây kích ứng ở mũi, nhất là đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Không chỉ vậy, lượng sữa tràn lên mũi không được hấp thu vào cơ thể của trẻ, tình trạng này nếu kéo dài nhiều ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Do đó, bố mẹ cần nắm rõ những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi để tránh những hậu quả không mong muốn về sau. Bố mẹ có thể tham khảo các bước dưới đây:

Nếu các bước trên đều không đem lại kết quả khả quan, bố mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu để được chữa trị kịp thời.

Cách phòng sặc sữa lên mũi cho trẻ sơ sinh

Một biện pháp giúp hạn chế hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh là cho con bú đúng cách. Khi cho con bú, mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:

1. Kiểm soát lượng sữa và cho trẻ bú một lượng vừa phải

Lượng sữa chảy vào quá nhiều có thể tràn lên mũi trẻ và khiến con bị sặc, khó thở. Do đó, mẹ cần biết cách kiểm soát lượng sữa tiết ra ở đầu vú. Nếu sữa mẹ chảy ra quá nhiều, mẹ có thể dùng hai ngón tay để kẹp bớt đầu vú lại, giúp sữa chảy chậm hơn.

Mẹ cũng nên lưu ý khi cho trẻ bú bình, không nên để bình sữa ở vị trí nằm ngang vì việc đó dễ khiến cho không khí vào miệng trẻ nhiều hơn khi bú.

2. Lựa chọn thời điểm cho trẻ bú phù hợp

Chọn thời điểm bú cho trẻ cũng rất quan trọng. Mẹ nên chú ý:

3. Cho trẻ bú đúng tư thế

Khi bú không đúng tư thế, trẻ cũng sẽ dễ bị sặc sữa hơn. Do đó, mẹ nên chú ý cho con bú đúng tư thế để hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú

Bố mẹ hãy bình tĩnh, không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa vì hiện tượng này có thể được khắc phục nhanh chóng nếu bố mẹ biết cách xử lý phù hợp. Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kèm theo hiện tượng sặc sữa, hãy tìm đến bác sĩ để tham khảo ý kiến. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version