Trẻ sơ sinh bị sốt có sao không?
Trẻ sơ sinh bị sốt là hiện tượng cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường. Khi đó, hệ miễn dịch trong cơ thể bé sẽ được kích hoạt. Các bạch cầu có nhiệm vụ tấn công và tiêu thụ các tác nhân này. Quá trình này khiến người bé nóng lên và đó là sốt.
Tuy nhiên, khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Việc chống lại các virus, vi khuẩn gây hại cần có sự hỗ trợ tích cực từ vài yếu tố khác (chăm sóc, thuốc,…). Nếu sốt quá cao hoặc sốt nhiều ngày không giảm, đó có thể là biểu hiện của bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nó còn khiến cơ thể bé suy kiệt, trường hợp tệ nhất có thể dẫn đến tử vong. Vậy làm sao để biết khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ? Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị sốt là hiện tường rất bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng. Bình tĩnh thực hiện các biện pháp giúp trẻ hạ sốt. Theo dõi chặt chẽ thân nhiệt của trẻ. Nếu cơn sốt không giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt
Sốt ở trẻ sơ sinh đa phần do nhiễm virus, vi khuẩn. Một số nguyên nhân khác như tiêm phòng, mọc răng cũng có thể gây sốt.
Trẻ sơ sinh bị sốt do quấn tã
Trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi nếu quấn quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì bố mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn. Thế nhưng sau khi đã nới lỏng quần áo mà trẻ vẫn sốt thì nên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân.
Do thời tiết nắng nóng
Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ bị sốc nhiệt rồi sốt.
Do mọc răng
Bị sốt do mọc răng thường gặp khi trẻ được 3-6 tháng, tùy thuộc vào độ tuổi mọc răng của trẻ.
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt do mọc răng dựa vào các triệu chứng:
- Trẻ thường sốt nhẹ dưới 39°C
- Chảy nước dãi nhiều
- Hay cắn tay, cắn áo do ngứa lợi và thường quấy khóc rất nhiều.
Do tiêm chủng
Sốt là phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Trong đa số các trường hợp, trẻ đều sốt nhẹ và khỏi sau 1-2 ngày. Một số trường hợp bác sĩ sẽ phát thuốc hạ sốt ngay sau chủng ngừa. Nếu sau 2 ngày mà trẻ vẫn không khỏi sốt, hoặc sau chủng ngừa bị sốt cao trên 38°C, bị co giật hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Do virus, vi khuẩn, vi trùng
Sốt virus là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao do virus xâm nhập . Sốt xuất huyết hay sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cũng thuộc một dạng sốt virus.
Những biểu hiện thường gặp khi trẻ sơ sinh bị sốt
Theo nhiều người, biểu hiện của sốt chỉ là thân nhiệt tăng cao kèm theo mệt mỏi. Nhưng thực tế, sốt còn có nhiều biểu hiện khác. Tùy bệnh trạng, sức đề kháng của trẻ mà sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau.
Việc dùng tay để kiểm tra thân nhiệt là cách làm truyền thống và nhanh chóng. Tuy nhiêu, cách này không cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác. Thay vào đó, hãy dùng nhiệt kế (cặp thủy). Những vùng như miệng, nách và hậu môn sẽ cho nhiệt độ chính xác nhất.
Nếu cơ thể đang ở khoảng 37,5-38°C thì bé chỉ đang sốt nhẹ. Từ 38-39oC là bé đang sốt vừa. Trên 39oC là sốt nặng. Lúc này bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
Ngoài sốt ra, bé còn có thể có các triệu chứng như:
- Xanh xao
- Toàn thân mệt mỏi
- Bị đau đầu
- Trở nên gắt gỏng khi ngủ
- Tay chân lạnh ngắt
- Da bị mẩn đỏ hoặc phát ban
- Lười hoặc bỏ ăn, bỏ bú
- Ăn vào là nôn ra
- Đi ngoài nhiều, tiêu chảy, mất nước và ngất xỉu
Một số biến chứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh bị sốt
Sốt siêu vi là một trong những dạng sốt phổ biến nhất. Đây cũng là dạng bệnh gây sốt cao và độ nguy hiểm tương đương. Bình thường mất khoảng 4-7 ngày để điều trị cho trẻ. Nhưng nếu không phát hiện sớm sẽ dễ gây ra các biến chứng như:
Viêm phổi
Là biến chứng thường gặp nhất. Khi tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng sẽ gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em
Viêm tiểu phế quản
Bệnh dẫn đến những hậu quả nặng nề, thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi bị bệnh, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.
Viêm thanh quản
trẻ sơ sinh bị ho sặc sụa. Đó là dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm trùng thanh quản. Nó làm cho đường hô hấp bị viêm và sưng lên, có đờm ở họng và mũi, gây khó khăn cho việc hít và thở
Viêm cơ tim
Đây là tình trạng các tế bào cơ tim bị viêm, có thể cục bộ hoặc lan tỏa do tác nhân nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm…) hoặc tác nhân không nhiễm trùng. Nếu trẻ đã hết sốt mà vẫn trong trạng thái mệt, lịm đi, không đùa nghịch và bỏ ăn thì bố mẹ cần phải hết sức chú ý. Viêm cơ tim có thể làm ảnh hưởng đến bộ máy phát nhịp, gây suy tim cấp thậm chí sốc tim
Biến chứng ở não
Trong trường hợp bé bị co giật, hôn mê thì có thể để lại những di chứng hết sức nặng nề ở não, vô cùng nguy hiểm.
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị sốt
Cho bé mặc các loại quần áo mát mẻ, chất vải có tín thấm hút cao. Để trẻ bị sốt nằm ở nơi thoáng mát, tránh gây ra hiện tượng hầm bí và tăng nhiệt cho cơ thể. Điều này không có nghĩa chúng ta cho con mặc đồ quá mỏng, nhất là vào mùa đông có thể gây cảm cho bé. Việc mặc quần áo thoải mái giúp bé dễ chịu và bớt quấy khóc hơn.
Sử dụng những khăn bông nhúng nước đủ ấm nhẹ nhàng xoa lên vùng nách, bẹn và những chỗ nóng trên cơ thể trẻ. Nước ấm sẽ làm giãn mạch máu, khiến thân nhiện từ từ giảm, bé sẽ bớt sốt.
Nếu trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ hoặc vừa, phụ huynh có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói pha hoặc sirô giúp bé dễ hấp thu hơn. Các loại thuốc này có tác dụng sao 30 phút sau khi uống, có khả năng hạ sốt sau 4-6 giờ. Chú ý cho bé uống nhiều nước.
Những lưu ý cần tránh khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị sốt
Trẻ bị sốt thường có triệu chứng co ro, tay chân lạnh ngắt. Các mẹ thấy thế thường mặc thêm quần áo hoặc đắp chăn dày cho con. Điều này trông có vẻ giúp trẻ bớt lạnh nhưng thực chất là làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể rất nguy hiểm.
Không dùng đá lạnh, nước có pha rượu, cồn để lau người hạ nhiệt cho bé. Việc này có thể phản tác dụng, gây ngộ độc cho trẻ đang sốt.
Nhiều bố mẹ có thói quan vắt chanh bỏ vào miệng cho trẻ sơ sinh đang sốt. Trẻ co nguy cơ bị sặc tắc đường mũi và gây khó thờ vô cùng nguy hiểm.
Không được vỗ hay giật tóc trẻ khi đang sốt kèm co giật. Làm vậy dễ khiến bé bị va đập vào các vật dụng trong nhà gây chấn thương.
Không cho trẻ uống kháng sinh mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bé sốt từ 39°C, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc đặc biệt.
Lời kết
Trẻ sơ sinh bị sốt là hiện tường rất bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng. Bình tĩnh thực hiện các biện pháp giúp trẻ hạ sốt. Theo dõi chặt chẽ thân nhiệt của trẻ. Nếu cơn sốt không giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Hãy ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh nhé.
Xem thêm các bài viết về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:
- Trẻ sơ sinh bị viêm amidan có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị viêm màng não có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo