Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị táo bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị táo bón có sao không?

Trẻ sơ sinh bị táo bón khi bé gặp khó khăn trong việc tống phân ra ngoài. Đây là tình trạng rất  phổ biến, có thể gặp với bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với trẻ con sẽ là một vấn đề không nhỏ. Bị táo bón có nhiều nguyên nhân. Nhiều phụ huynh xót xa khi thấy con bị táo bón mà không nắm được nguyên nhân. Dù có thay đổi cách gì thì tình trạng bé vẫn không đổi.

Bé bị táo bón thường có nhu động ruột hoạt động yếu ớt. Phần lớn bé bị táo bón do thay đổi chế độ ăn, chuyển từ giai đoạn bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô. Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ sơ sinh bị táo bón do mẹ chọn sữa bột không phù hợp. Vậy đâu là nguyên nhân khiến con bạn đang bị táo bón? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị táo cần sự thay đổi rất lớn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Bố mẹ lưu ý 2 điều này có thể cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có sao không

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Do chế độ ăn uống của mẹ

Do trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Vì thế chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như tình trạng bệnh lý của con. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé cũng khiến bé dễ bị táo bón.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Trẻ sơ sinh bị táo bón đôi khi do được mẹ cho dùng sữa ngoài quá sớm. Dạ dày non nớt của trẻ khó tiếp nhận những chất phức tạp có trong sữa. So với sữa mẹ, sữa ngoài khó tiêu hóa hơn rất nhiều. Nếu mẹ pha sữa không đúng cách sẽ càng dễ khiến bé bị táo bón

Do bệnh lý

Táo bón còn có thể bắt nguồn từ tổn thương ở đường tiêu hóa. Một số dị tật bẩm sinh như: đại tràng phình to, bệnh suy giáp trạng cũng khiến trẻ bị táo bón sớm.

Do trẻ sợ đi đại tiện

Lần đầu trẻ sơ sinh bị táo bón có thể ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Do đi khó và đau trong lúc đi, những lần sau dù mắc trẻ vẫn cố nhịn. Phân tích tụ trong trực tràng lâu ngày sẽ cứng như đá, càng khó đi hơn.

Dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò hoặc dùng quá nhiều sản làm từ sữa bò cũng gây táo bón. Ở một số nước, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.

Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn

Trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó khó chịu là một dấu hiệu của bệnh táo bón. Do thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thụ, đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Điều này khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc. Thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa, đào thải nên trẻ biếng ăn.

Trẻ đi ngoài ít hơn bình thường

Bình thường trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 8-12 tháng đi vệ sinh trung bình khoảng 1-2 lần/ngày. Còn với những bé đã dùng sữa ngoài thì số lần đi ngoài sẽ giảm. Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, phân bón cục rắn và trẻ đi có biểu hiện rặn rất khó khăn. Đặc biệt trẻ phải dùng rất nhiều sức để đẩy phân ra khiến mặt bé nhăn nhó, đỏ bừng. Với dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đã mắc bệnh táo bón.

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu

Khi mẹ sờ bụng bé thấy bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé bị khó tiêu, đầy bụng. Đây là dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị táo bón.

Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ

Khi bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.

Gặp các bệnh về rối loạn tiêu hóa

Tình trạng táo bón sẽ khiến trẻ gặp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển ruột…

Nứt hậu môn

Trẻ bị táo bón sợ đi đại tiện, thường nín nhịn, lâu dần phân bị ứ lại trong ruột sẽ càng mất nước, trẻ sẽ bị táo bón nặng hơn, gây ra hiện tượng nứt hậu môn.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ. Bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.

Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây là phương pháp trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.

Giúp trẻ sơ sinh bị táo bón đi cầu đỡ đau bằng cách massage bụng

Đặt ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay gần với hông bên phải của bé. Trong quá trình xoay vòng, bạn hãy lưu ý duy trì lực ấn vừa phải vào bụng của bé. Động tác này giúp các thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột.

Cho trẻ sơ sinh bị táo bón uống thật nhiều nước

Dù táo bón hay tiêu chảy, thiếu nước cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 400-500ml nước mỗi ngày. Trẻ nặng 10kh cần khoảng 1 lít nước mỗi ngày, cứ thêm 1kg thì thêm 50ml. Nước ở đây bao gồm các chất lỏng nạp vào cơ thể bao gồm: sữa, nước trái cây,… Uống đủ nước không chỉ giúp làm mềm phân, giảm táo bón mà còn giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru.

Vậy là các bạn đã nắm được kiến thức về tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón rồi. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong việc cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Chúc bạn và bé luôn luông khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version