Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có sao không?

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu do virus cấp tính Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị thủy đậu vô cùng nguy hiểm. Do sức đề kháng trẻ còn yếu, bệnh lây lan nhanh dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu bao gồm sốt cao, nổi bóng nước viêm tấy khắp người, trẻ quấy khóc, bứt rứt. Trẻ bị thủy đậu cần được cách ly để tránh lây nhiễm và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu muốn chữa khỏi cần có sự can thiệp của bác sĩ. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc xin cho cả mẹ và bé.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Trẻ sơ sinh thường rất hiếm bị thủy đậu. Bệnh phổ biến hơn ở các bé từ 1 tuổi trở lên. Nhưng nếu trẻ sơ sinh chẳng may bị thủy lại vô cùng nguy hiểm. Sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, chậm hình thành miễn dịch trước khi bệnh gây hậu quả nặng nề. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thủy đậu là gì?

Do lây truyền từ mẹ

Nếu mẹ bị mắc thủy đậu khi mang thai, thai nhi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển. Đặc biệt với những mẹ bầu thị thủy đậu trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao gặp các bất thường về sức khỏe như: dị dạng ở sọ, hội chứng đầu nhỏ, đa dị tật ở tim….

Do bị lây nhiễm

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Trường hợp mẹ bị thủy đậu cho con bú hoặc người thân bị thủy đậu rất dễ lây cho bé khi bế, tiếp xúc với trẻ. Do, đó nếu người trong nhà bị thủy đậu, cần ngay lập tức cách ly với trẻ. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc trẻ bị lây nhiễm.

Những triệu chứng cho thấy trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Những triệu chứng cho thấy trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Thời gian ủ bệnh của thủy đậu tính từ lúc lây nhiễm có thể lên đến 2 tuần. Trong thời gian này, cơ thể trẻ sẽ không có gì khác thường. Bản thân bé cũng không cảm thấy khó chịu. Trung bình sau khoảng 5 ngày, những dấu hiệu đầu tiên bắt đầu xuất hiện, bao gồm:

Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh thủy đậu sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần. Với những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ đang mang thai hoặc người cao tuổi thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể rút ngắn hơn rất nhiều.

Thủy đậu có thể bị nhầm lẫn với sởi hoặc sốt phát ban do biểu hiện gần giống nhau. Phụ huynh có thể phân biệt thông qua các dấu hiệu sau:

Một số biến chứng khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu không thể bỏ qua

Nhìn chung, thủy đậu là bệnh lành tính. Hầu như bất cứ ai cũng trải qua và tự khỏi. Tuy nhiên, thủy đậu vẫn có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Một số trường hợp còn gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng bao gồm:

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng da, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn nước này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.

Viêm não, viêm màng não

Biến chứng xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc biến chứng này ở người lớn thường cao hơn. Biến chứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.

Viêm phổi thủy đậu

Thường xảy ra ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.

Viêm gan

Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Những biểu hiện thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.

Ngoài ra, còn một số biến chứng khác ít gặp như:

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Thủy đậu không thể tự khỏi đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Để giúp quá trình điều trị thủy đậu cho trẻ hiệu quả, phụ huynh có thể:

Tuy nhiên cần thực hiện bôi thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc tại nhà có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Thông thường, mỗi người chỉ mắc thủy đậu một lần trong đời. Bé sẽ không bị phơi nhiễm lại thủy đậu khi đã bị bệnh. Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh.

Các mẹ cũng nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Kháng thể trong virus từ mẹ có thể truyền sang thai nhi qua đường máu. Khi bé chào đời, kháng thể tiếp tục được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ. Từ đó bé được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trong năm đầu đời.

Mẹ đang cho con bú bị thủy đậu, cần tạm dừng cho con bú cho đến khi khỏi bệnh. Tách ly mẹ với con, không ôm ấp, nằm cạnh con. Người thân mắc thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với trẻ để tránh lây truyền bệnh.

Trường hợp phụ nữ mang thai chưa tiêm phòng thủy đậu, cần bảo vệ mình trước nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ.

Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng vắc xin thủy đậu theo lịch tiêm chủng của cơ sở y tế.

Dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng sức đề kháng

Đối với trẻ sơ sinh có thể trạng yếu, nguy cơ mắc lại thủy đậu là có. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đủ cử. Có thể kết hợp uống sữa một để bổ sung thêm dưỡng chất. Phơi nắng sớm khoảng 30 phút mỗi ngày giúp trẻ chuyển hóa vitamin D trong sữa.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, phụ huynh cần đảm bảo cân bằng lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các vitamin A, C, B12, B6, E trong mỗi bữa ăn của trẻ. Một lý nước chanh mỗi ngày cũng giúp cải thiện sức đề kháng đáng kể. Nhưng nhớ là cho bé uống sau khi ăn nhé

Trên đây là những tin giúp phụ huynh hiểu về trường hợp trẻ sơ sinh bị thủy đậu. Hy vọng bố mẹ sẽ có những chuẩn bị tốt nhất để bảo vệ các bé an toàn trước căn bệnh này. Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version