Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có sao không?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng trẻ bị đi cầu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Đây là một trong những bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trung bình, mỗi trẻ dưới 3 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần trong một năm.

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Mỗi năm trên thế giới có 3-5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Tiêu chảy còn gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, tạo nên một vòng luẩn quẩn, gây tốn kém rất nhiều không chỉ cho gia đình mà còn cho cả xã hội. Đừng bỏ qua bài viết này nếu con bạn đang bị tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bố mẹ không được để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Theo dõi sát và đưa trẻ đi bệnh viện nếu tình trạng có dấu hiệu nặng hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng có hại. Hầu hết các đợt tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phổ biến nhất bao gồm:

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì là những dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ bị bệnh này. Trẻ liên tục đi cầu, phân lỏng, có màu vàng hoặc xanh, có thể có chất nhầy, máu hoặc thức ăn không tiêu. Tiêu chảy đôi khi cũng khiến bé phải món rặn ,đau hậu môn. Đây là triệu chứng của bệnh kiết lị.

Vì trẻ thường xuyên phải đi ra phân lỏng nên mất nước là điều không thể tránh khỏi. Đây là biểu hiện đáng ngại nhất khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Mất nước sẽ làm cơ thể suy kiệt nhanh chóng, chán ăn, suy dinh dưỡng. Biểu hiện mất nước ở các mức độ:

Mất nước nhẹ:

Mất nước vừa:

Mất nước nặng:

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy thoạt nghe qua có vẻ đơn giản khi ai cũng có thể mắc. Thế nhưng, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến một sốt biến chứng từ nhẹ đến nguy hiểm. Phụ huynh hoàn toàn không được chủ quan mà hãy thận trọng theo dõi trẻ đang ở mức độ nào để có cách xử lí kịp thời. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Sốc

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể bị sốc. Đây là hậu quả của tình trạng mất nước nặng dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn. Sốc còn là hậu quả của tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em. Diễn biến xấu của sốc là trụy mạch, suy hô hấp và tử vong. Trẻ có biểu hiện sốc bao gồm da lạnh, nổi vân tím, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Huyết áp tụt, trẻ tiểu ít hoặc không có nước tiểu, rối loạn ý thức.

Rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan

Do phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chứa lượng lớn natri, kali, clo, bicarbonat nên trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn điện giải, kiềm toan. Bao gồm:

Suy thận cấp

Do giảm thể tích tuần hoàn, thiếu máu tới thận dẫn tới suy thận cấp chức năng. Biểu hiện trẻ tiểu ít hoặc vô niệu, phù, cao huyết áp. Nếu tình trạng kéo dài có thể trở thành suy thận thực thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận.

Suy dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ bị bệnh cơ thể rất mệt mỏi, nên việc ăn uống không khác gì tra tấn. Lượng dưỡng chất liên tục bị thất thoát chênh lệch lớn hơn nhiều so với lượng được nạp vào. Kết quả là trẻ ngày càng suy kiệt.

Chưa kể bố mẹ trẻ sợ tình trạng bệnh năng thêm nên kiêng cho trẻ quá mức. Thậm chí, có gia đình còn không cho trẻ uống nhiều nước. Họ cho rằng nước trong phân là do uống nhiều nước mà thành. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm. Vấn đề của bệnh không phải do nước mà là vị khuẩn, virus. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy càng phải bù thêm nước thay cho lượng nước mất đi.

Tử vong

Tử vong là kết cục xấu nhất có thể gặp của bệnh tiêu chảy ở trẻ, nhất là những trẻ sơ sinh. Rất nhiều biến chứng nặng ở trẻ dẫn đến tử vong. Có thể kể đến như mất nước nặng gây sốc trụy mạch, hoặc độc tố vi khuẩn gây nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn điện giải mức độ nặng… có thể gây tử vong.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bù nước và điện giải là điều quan trọng trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Các loại dung dịch bù nước:

Chế độ ăn:

Thuốc: Nếu trẻ có sốt thì phải hạ sốt cho trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải sử dụng kháng sinh, nhưng phải được chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trên đây là nhựng thông tin hữu ích giúp bố mẹ đối phó khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nếu được điều trị tích cực thì trẻ sẽ mau hết trong vòng 3-4 ngày. Chúc gia đình và bé luôn luôn khỏe mạnh.

Đừng đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version