Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị tim có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị tim có sao không?

Trẻ sơ sinh bị tim là bệnh liên quan đến dị dạng ở tim từ khi còn là bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng, tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động bất thường. Bệnh tim ở trẻ sơ sinh là dạng dị tật bẩm sinh thường gặp nhất. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh.

Theo thống kê, trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh có tỷ lệ mắc là 8/1000 trẻ được sinh ra. Bệnh cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ sau này. Hiện nay, nhờ kỹ thuật y học tiên tiến, tim bẩm sinh có thể được phát hiện ngay từ tuần thứ 18 của thai kỳ.

Nhờ phương pháp siêu âm hiện đại mà ngay này nhiều ca bị tim bẩm sinh được phát hiện sớm. Cha mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ đi khám định kỳ sẽ giúp tình trạng bệnh có tiến triển tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tim

Tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cụ thể từng trường hợp lại rất khó. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh tim ở trẻ bao gồm:

Do di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành dị tật tim bẩm sinh ở trẻ. Trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp bố mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.

Do nhiễm độc thai

Các chất kích thích như rượu ,bia, thuốc lá, ma túy có ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ mang thai và thai nhi. Việc lạm dụng các chất này sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh. Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó, người mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ,… hoặc sống trong môi trường độc hại cũng có thể bị nhiễm độc thai kỳ, dẫn đến dị tật bẩm sinh cho con.

Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai

Mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.

Những biểu hiện giúp nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị tim

Bệnh tim có thể xuất trong thời gian mang thai. Việc siêu âm định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm bệnh. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ sơ sinh bị tim một thời gian sau khi sinh. Lúc này, bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để kịp phát hiện bệnh của trẻ.

Một số trường hợp tim bẩm sinh có liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể như: Down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân….Các trường hợp này cần được theo dõi đặc biệt để điều trị những dị tật bẩm sinh nếu có. Một số trẻ mắc tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện rõ rệt. Các bé chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hoặc khám bệnh khác.

Những phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị tim

3 phương pháp phổ biến điều trị cho trẻ sơ sinh bị tim hiện bao gồm:

Dùng thuốc đặc trị

Đối với tim bẩm sinh thể nhẹ, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều và chưa cần thiết phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều hòa và ổn định nhịp tim. Đây là phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng và ít tác động đến trẻ nhất.

Can thiệp tim mạch

Bác sĩ đưa một ống nhỏ và dài qua các mạch máu ở ngoài dẫn vào trong tim. Việc này sẽ giúp việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Cách này còn giúp đưa vào thiết bị theo dõi, hỗ trợ đóng các lỗ thông trong tim trong trường hợp cần thiết.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như không phải mở xương ức, giảm nguy cơ gây nhiễm khuẩn, thời gian hồi phục nhanh…. Tuy nhiên chi phí cao và chỉ áp dụng điều trị được cho một số dị tật như thông liên thất, hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi…

Tim mạch can thiệp là phương pháp chữa bệnh tiên tiến với nhiều ưu điểm.

Phẫu thuật tim

Trường hợp không thể thông tim can thiệp thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đóng các lỗ thông, mở rộng chỗ hẹp động mạch phổi, sữa hẹp eo động mạch chủ… Hiện nay, đã có phương pháp mổ tim nội soi ít xâm lấn giúp giảm đau đớn, giảm chảy máu, hồi phục nhanh, ít để lại sẹo.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị tim

Bởi những đặc thù về thể chất, trẻ bị tim bẩm sinh luôn cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt.

Cho trẻ tiêm vắc-xin đầy đủ theo định kỳ là việc rất quan trọng. Ngoài phóng tránh các bệnh khác, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn nếu trẻ chỉ bị mắc bệnh tim.

Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên có thể tham gia hoạt động nhẹ ngoài trờ. Cần lưu ý là không cho trẻ hoạt động quá sứa sẽ làm bệnh tái phát. Các hoạt động được khuyến khích như đi bộ, bơi lội, đạp xe,…

Dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ sơ sinh vẫn bú mẹ đúng cử như bình thường. Mẹ có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa bột dinh dưỡng tùy thích. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên bỏ hẳn sữa mẹ và tốt nhất hãy kết hợp luân phiên 2 loại sữa này. Đối với trẻ có thể ăn dặm cần chú ý hơn những chất có trong mỗi bữa ăn. Cân bằng chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột và các vitamin A, B, C, E.

Trẻ sơ sinh bị tim là điều không bậc cha mẹ nào mong muốn. Nhưng vì đây là bệnh bẩm sinh nên việc chữa trị kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ bé. Với những điều đã nêu trên, cha mẹ đã cần biết phải làm những gì. Medplus.vn chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Và đừng quên trở lại để cập nhật những kiến thức về sức khỏe cho trẻ sơ sinh nhé.

Xem thêm các bài viết khác tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version