Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có sao không?

Uốn ván, hay phong đòn gánh, là một loại bệnh do chất độc thần kinh tiết ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Vì khuẩn này được tìm thấy trong đất và xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Bệnh có thể xảy đến với bất kỳ ai nếu không được tiêm phòng. Nạn nhân tê cứng ở một số bộ phận, sau đó cả cơ thể bị uốn cong như đòn gánh. Hệ cơ lồng ngực không lâu sau đó cũng bị co cứng dẫn đến suy hô hấp. Trẻ sơ sinh bị uốn ván rất nguy hiểm, rất dễ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Cho trẻ sơ sinh tiêm phòng uốn ván theo lịch tư vấn của bác sĩ. Bệnh có thể gây các cơn cơ giật mạnh, khiến trẻ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị uốn ván

Nhiễm trùng vết thương là môi trường thuận lợi thường gặp vi khuẩn uốn ván. Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não. 

Độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, bệnh nhân có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh. Trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ, gạc băng rốn không vô khuẩn nên đã bị nhiễm uốn ván.

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị uốn ván

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị uốn ván
Các giai đoạn khi trẻ sơ sinh bị uốn ván

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sẽ trải qua đầy đủ 4 thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh

Thời kỳ ủ bệnh

Sau đẻ, trẻ có một thời gian hoàn toàn bình thường, đó là thời kỳ ủ bệnh. Thời kì này kéo dài 3 – 7 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng.

Thời kỳ khởi phát

Trẻ quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc, lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại đó là dấu hiệu cứng hàm. Thời kỳ khởi phát này nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát.

Thời kỳ toàn phát

Trẻ sơ sinh bị uốn ván cứng hàm thấy rõ, xuất hiện hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có cơn co giật hay co cứng mau hay thưa, ngắn hay dài.

Toàn trạng: Cơ thể sốt cao, có thể lên đến 38-40°C. Đây là yếu tố phối hợp làm cơn co giật xảy ra. Trẻ có thể bị táo bón. Rốn có thể ướt, có mủ, mùi hôi.

Thời kỳ lui bệnh

Những trẻ sơ sinh bị uốn ván qua được tuần thứ hai, thứ ba thường tiến triển tốt dần. Cơn co giật, co cứng giảm dần và bệnh nhi bắt đầu mở mắt, khóc được, sau vài ngày có thể bú mẹ được. 

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có thể tử vong trong thời kỳ phát bệnh do những cơn giật nhiều lần, kéo dài không khống chế được hoặc chết vì biến chứng của bệnh.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có thể gặp những biến chứng gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Nếu trẻ hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp dần dần phát triển thành viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị động kinh

Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến não, trẻ sơ sinh bị uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự như động kinh.

Trẻ sơ sinh bị thuyên tắc phổi

Một mạch máu trong phổi có thể bị tắc nghẽn và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn. Trẻ cần điều trị bằng oxy và thuốc chống đông máu.

Trẻ sơ sinh bị suy thận nặng (suy thận cấp)

Co thắt cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến sự phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận nặng.

Cách phòng ngừa và điều trị cho trẻ sơ sinh bị uốn ván

Cách phòng ngừa và điều trị cho trẻ sơ sinh bị uốn ván

Cách phòng ngừa uốn ván ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa uốn ván cho trẻ hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin. Ngay khi trẻ vừa ra đời, phụ sẽ được bác sĩ lịch tư vấn tiêm phòng vắc-xin một số bệnh. Trong đó lịch trình tiêm ngừa uốn ván như sau:

Điều trị uốn ván cho trẻ chưa tiêm vắc-xin

Trong trường hợp trẻ chưa được tiêm vắc-xin, phụ huynh phát hiện thấy bé có vết thương hở trên cơ thể cần nghĩ ngay đến uốn ván. Rửa sạch vết thương và liên tục quan sát nếu thấy bé có những biểu hiện đầu tiên của bệnh thì đưa ngay bé đến cơ sở ý tế gần nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, điều trị những cơn co giật cơ cho bé, chẳng hạn như:

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ bị uốn ván bằng bất kỳ hình thức nào. Sai phương pháp có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Dinh dưỡng cho trẻ sau khi điều trị uốn ván

Cho trẻ bú sữa mẹ đủ bữa như bình thường. Một số trẻ sau khi trải qua uốn ván có thể bị suy nhược cơ thể. Lúc này bé cần được bổ sung loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh. Nếu là trẻ được vài tháng tuổi, có thể ăn dặm được thì cho bé ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C, B. Uống đủ nước cũng là cách giúp bé đào thải những cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể. Tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và đạt thể trạng tốt nhất

Trên đây là những thông tin cần thiết về trẻ sơ sinh bị uốn ván. Dù bệnh có thể tự khỏi như không vì thế mà chủ quan. Nếu bé chưa được tiêm phòng uốn ván, hãy đưa bé đi ngay lập tức. Thường xuyên kiểm tra cơ thể bé nếu xuất hiện các vết thương bất thường hãy đến ngay bệnh viện. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu cha mẹ biết phòng ngừa cho bé đúng lúc. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho quý phụ huynh kiến thức cần thiết. Hãy ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh nhé.

Nguồn: Tham khảo 

Exit mobile version