Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B có sao không?

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B là tình trạng rất nguy hiểm ở lứa tuổi này. Viêm gan B có thể xảy đến với người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hệ miễn dịch và sức đề khác của trẻ sơ sinh còn rất yếu, trong khi virus viêm gan B thuộc dạng khó điều trị . Vì vậy, trẻ sơ sinh lỡ mắc viêm gan B sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm gan B? Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đã mắc bệnh? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh là đặc biệt nguy hiểm. Phụ huynh nếu phát hiện trẻ những triệu chứng như vàng da, chán ăn,… cần đặc biệt lưu tâm và đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm gan B

Theo thống kê, có khoảng 10-13% thai phụ bị mắc viêm gan B ở Việt Nam. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Sự lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang cho con trong thời kỳ mang thai là rất nguy hiểm. Chính sự lây truyền này dẫn đến viêm gan ở trẻ sơ sinh.

Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy theo từng thời gian mang thai của người mẹ.

Để đánh giá sự tiến triển của virus viêm gan B trong cơ thể người bị lây nhiễm, phương pháp thông thường là xác định HBsAg và HBeAg.

Khi xét nghiệm máu của người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại HBsAg và HbeAg cùng dương tính thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B từ mẹ lên tới từ 90 – 100%. Tuy vậy, nếu xét nghiệm chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HbeAg âm tính tỷ lệ người mẹ truyền bệnh viêm gan sơ sinh cho con thấp hơn nhiều (khoảng 20%).

Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B

Vàng da, vàng mắt

Đây là dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm gan B. Lúc này, các chức năng lọc chất thải, chất độc của gan đã bị suy giảm. Lượng bilirubin trong gan quá cao sẽ tan trong máu và thể hiện ra bằng các sắc tố bên ngoài da.

Sốt

Khi trẻ sơ sinh mắc viêm gan B, các kháng thể sẽ hoạt động để chống lại virus. Từ đó dẫn đến những cơn sốt nhẹ. Nếu không được điều trị sớm thì triệu chứng này ngày càng nghiêm trọng. Những cơn sốt này có thể kéo dài, gây co giật, ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh.

Trẻ thường xuyên quấy khóc

Trẻ mắc viêm gan B thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bỏ bú. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự vận động của các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy kiệt.

Rối loạn tiêu hóa

Gan là cơ quan góp phần vào sự tiết mật và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Khi gan bị tổn thương, hoạt động này cũng bị ảnh hưởng, Trẻ sẽ có cảm giác đau bụng, kèm theo các hiện tượng như nôn ói, tiêu chảy. Việc này ảnh hưởng nặng nề đến sự hấp thụ dưỡng chất để cơ thể phát triển bình thường.

Trẻ sơ sinh bị viêm gan b có thể gặp những biến chứng nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B sẽ nảy sinh các biến chứng nguy hiểm:

Sơ gan – sẹo ở gan

Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Sẹo trong gan có thể làm suy giảm chức năng gan.

Bệnh nhi có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng.

Vì không có biểu hiện rõ rệt nên phụ huynh chủ quan, không đi đưa trẻ khám và điều trị sớm. Hậu quả làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.

Suy giảm chức năng gan

Diễn tiến của xơ gan dẫn tới xơ gan cấp tính, là giai đoạn cuối của xơ gan hay suy gan mạn. Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm. Dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện.

Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan. Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình.

Ung thư gan

Diễn biến cuối cùng và nguy hiểm nhất khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B là ung thư gan.  Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng và phù, cường lách, sụt cân và sốt.Ngoài ra, khối u gan có thể sản xuất và phóng thích những chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu và tăng canxi máu.

Người trưởng thành khi mắc viêm gan B sẽ cần khoảng 20 năm để phát triển thành xơ gan. Đây đã được xem là giai đoạn muộn và tỷ lệ chữa khỏi rất thấp. Đối vẻ trẻ sơ sinh, thời gian này còn bị rút ngắn hơn rất nhiều.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm gan B

Viêm gan B không có thuốc chữa nhưng có thuốc để khống chế siêu vi. Thuốc có thể giảm sự hủy hoại gan và nguy cơ ung thư gan. Nó cũng giúp gan tự chữa lành. Thuốc sẽ do bác sĩ chuyên khoa gan chỉ định để phủ hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của bé. Tuyệt đối được tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc của người lớn cho trẻ. Các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gan cũng không tự ý sử dụng. Đặc biệt, không áp dụng những cách chữa bệnh dân gian có thể làm bệnh của.

Việc đầu tiên phụ huynh cần làm khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm gan B là đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

Phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Phòng bệnh viêm gan B cho trẻ nhỏ

Hiện nay, đã có vắc-xin phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị viêm gan B. Đây cũng là một trong những loại vắc-xin được bác sĩ khuyến cáo tiêm cho trẻ và thai phụ. Cụ thể:

Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan thì cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 cách mũi đầu 1 tháng, và tiêm mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Phụ nữ nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virus viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B cần phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là trong trường hợp bà mẹ mang thai bị viêm gan B trong các tháng từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người bị nhiễm virus viêm gan B thì người còn lại cũng khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm gan B như thế nào?

Gan của trẻ bị viêm yếu hơn bình thường khá nhiều. Vì vậy, những thực phẩm trẻ ăn càng đơn giản càng tốt. Các thực phẩm không cho trẻ ăn bao gồm:

Trường hợp trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú đủ cử như bình thường. Sữa mẹ có thành phần dưỡng chất đơn giản, gan có thể dễ dàng chuyển hóa. Nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ loại sữa phù hợp cho bé. Một số loại sữa có thành phần phức tạp, khiến gan phải làm việc cật lực hơn.

Lời kết

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh rất dễ chuyển biến nặng và sẽ ngày càng khó chữa khỏi. Phụ nữ chuẩn bĩ có con, thai phụ và trẻ sơ sinh đều cần được tiêm phòng viêm gan B theo hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về viêm gan B ở trẻ. Chúc bạn, bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version