Nhiều bố mẹ có thắc mắc rằng “Trẻ sơ sinh uống nước được không?” thì câu trả lời là không được uống nhiều và bố mẹ phải biết cho trẻ uống nước đúng cách. Bởi vì chỉ cần hơi vô ý hoặc không biết cách cho bé bổ sung nước trong cơ thể thì rất dễ gây nguy hiểm cho bé.
Trong khi người lớn luôn phải ý thức uống nhiều và đủ nước, nhưng với trẻ sơ sinh thì khác. Cơ thể của trẻ sơ sinh phát triển chưa đủ hoàn thiện để có thể tiêu thụ dù chỉ là 50ml nước, trong trường hợp cực đoan nếu bé uống nhiều hơn thì có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
Lý do tại sao không cho trẻ sơ sinh uống nước
Trung bình cơ thể một người lớn khỏe mạnh có chứa tới 55 – 60% là nước.
Còn cơ thể bé sơ sinh chứa tới tận 75%. Sự khác biệt này là lý do tại sao chúng ta không nên cho trẻ sơ sinh uống nước cho tới khi bé đạt ít nhất 6 tháng tuổi, khi đó bé chỉ nên uống nước tinh khiết, chứ không phải nước từ vòi rửa, nước giếng hay nước suối.
Mỗi người đều có giới hạn lượng nước để thận có thể xử lý hiệu quả, nếu vượt quá giới hạn đó, lượng nước thừa sẽ bị chảy ngược vào mạch máu, hòa tan lượng muối (hoặc natri sodium) có trong máu.
Nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ sơ sinh uống nước
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, vì thận của bé chưa phát triển hoàn thiện, do đó, khi bé uống nhiều nước lọc và đào thải ra bên ngoài thì nước tiểu của trẻ không chỉ có mỗi nước lọc, mà còn mang theo một chất rất quan trọng, đó chính là Natri.
Trong khi đó, nguồn năng lượng và dưỡng chất chủ yếu mà trẻ nhận được khi bú sữa mẹ hay uống sữa công thức chỉ có thể cung cấp đủ lượng Natri cơ bản cho cơ thể. Chính vì vậy, khi uống thêm nước lọc thì cơ thể bé sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng Natri. Khi máu đạt dưới ngưỡng 400ml Natri trên 1 lít máu, sẽ gây nên nguy cơ rơi vào tình trạng “Hạ Natri Huyết” (hạ muối trong máu), khi ấy các tế bào máu cố gắng đưa mức natri trở lại bình thường bằng cách hấp thụ lượng nước thừa và phồng căng lên, từ đó tạo ra cảm giác chóng mặt, nôn mửa, co thắt cơ, gây tổn thương các tế bào và có thể gây phù não trẻ.
Biểu hiện của hiện tượng hạ Natri trong máu do ngộ độc nước sẽ là: trẻ quấy khóc, cơ thể đờ đẫn và phù nề, ngủ liên miên, hạ thân nhiệt và co giật.
Nếu lượng nước thừa quá lớn so với khả năng cân bằng natri của tế bào máu, nước sẽ chảy ngược về tế bào não, gây nhiễm độc nước và làm gia tăng áp lực trong hộp sọ, dẫn đến co giật, tổn thương não và nghiêm trọng hơn là tử vong.
Đó chính là lý do vì sao không cho trẻ sơ sinh uống nước lọc trong giai đoạn này chính là bảo vệ cho sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
Một số lưu ý về hiện tượng ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh
Tuy một người lớn phải uống từ 9 đến 18 lít nước liên tục trong vòng vài giờ mới dẫn tới ngộ độc nước và gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng đối với trẻ sơ sinh lại là một vấn đề khác.
Thận của trẻ chỉ nhỏ bằng một nửa của người lớn, chưa phát triển hoàn thiện nên không thể tích trữ cũng như lọc nước, do đó nước sẽ đi thẳng vào hệ tuần hoàn của trẻ, làm loãng máu, tăng lượng nước cơ thể từ 7 – 8%, vì vậy chỉ cần một vài lít nước cũng có thể dẫn tới nguy hiểm.
Bên cạnh đó, không chỉ có việc trực tiếp uống nước sẽ gây nguy hiểm, mà còn rất nhiều trường hợp ngộ độc nước khác xảy ra ở trẻ sơ sinh. Một số sai lầm phổ biến đó là:
- Khi bố mẹ pha loãng sữa bột với quá nhiều nước cho con uống.
- Bố mẹ cho trẻ đi bơi, đi tắm biển và vô tình khiến trẻ nuốt phải quá nhiều nước trong quá trình “nhảy sóng” hoặc ngâm tắm.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh uống nước được không? Không!
Lúc này trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước thêm, vì việc uống thêm nước có thể gây ra một số hệ quả không mong muốn như:
- Nguy cơ ngộ độc nước
- Làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ, khiến trẻ giảm bú sữa mẹ, từ đó dẫn đến việc cơ thể mẹ thích nghi và giảm sản xuất sữa.
- Cơ thể trẻ có thể không được cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng.
Nếu muốn cho trẻ uống nước, bố mẹ chỉ có thể cho trẻ uống tối đa 60ml nước/ngày khi trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Còn thực tế thì lượng nước trong sữa mẹ hoặc sữa công thức vốn đã đủ để cung cấp cho trẻ rồi. Do đó, nếu lo lắng trong những ngày nắng nóng cơ thể bé bị mất nước và muốn bổ sung thì mẹ có thể cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình thêm.
Đối với trẻ 6-12 tháng
Trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu ăn dặm, kích cỡ dạ dày của trẻ cũng lớn hơn, thận cũng phát triển hơn, thế nên bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước. Lúc này, tổng lượng nước uống trong ngày của trẻ có thể lên đến 120ml đến 240 ml tùy theo nhu cầu của trẻ mà không gây ảnh hưởng tới sức ăn và bú.
Uống nước “tráng miệng” – nên hay không?
Một số ba mẹ quan tâm hỏi về việc trẻ sơ sinh uống nước được không, nhất là sau khi trẻ ăn xong, để tráng sạch miệng cho trẻ. Thực chất đây không phải là một chuyện quá to tát, bố mẹ có thể cho trẻ uống một xíu nước sau khi ăn, miễn là nước uống đã đun sôi để nguội và dụng cụ dùng để cho bé uống nước đã được vệ sinh sạch sẽ .
Vậy trẻ sơ sinh uống nước được không? Một lần nữa xin khẳng định lại rằng đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì bé nên bú mẹ hoàn toàn và không uống thêm nước. Nếu uống để tráng miệng thì chỉ cần một chút nước và đảm bảo không vượt quá 60ml/ngày đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, và 240ml/ngày đối với bé từ 6-12 tháng tuổi. Khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc nước thì bố mẹ cần khẩn trương nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ xử lý bằng những dung dịch tiêm chuyên dụng và đưa lượng natri trong máu trẻ trở về mức bình thường nhé!
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily