Sơn Từ Cô luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Mao từ cô
Tên khoa học: Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe
Tên đồng nghĩa: Coelogyne bulbocodioides Franch.
Họ: Lan (Orchidaceae)
1. Đặc điểm dược liệu
Theo những tài liệu ghi chép cũ thì sơn từ cô có tên khoa học là Pleione bulhocodioides, nhưng cho tới nay vị thuốc này chỉ thấy nhập của Trung Quốc, mà theo sự điều tra của một số tác giả Trung Quốc đến tại vùng Tây Nam Trung Quốc là nơi cây này được khai thác thì thấy nó thuộc nhiều loài có hình dáng bên ngoài giống nhau, lại vì chưa thu được mẫu vật có hoa quả nên chỉ tạm xác định là Pleione sp. Đó là một cây sống lâu năm với thân rễ hình trứng dài 1,5cm, rộng 1,3cm mang nhiều rễ nhỏ, những lá hình mác dài 2 – 3,5cm, màu xanh lục với gân chạy song song. Hoa quả chưa rõ.
2. Phân bố
Như trên đã nói, đây là một vị thuốc hoàn toàn còn phải nhập của Trung Quốc. Ngay tại đây cũng thu mua tại Quý Châu và Tứ Xuyên, nhưng tại nơi thu mua ít dùng, mà chỉ đưa bán đi nơi khác dùng nhiều hơn.
3. Thu hái và chế biến
Thu hái vào tháng 4, trừ bỏ thân và vẩy lá, rễ con, rửa sạch đất cát, đồ cho chín tới giữa củ rồi phơi hay sấy khô. Vị thuốc hình cầu hay hình thay đổi, dài 1,5 -2,5cm, đường kính 1,5 – 2cm, mặt ngoài vàng trắng hay nâu nhạt, trên mặt còn lá vẩy hay đã tróc hết, cứng, khó bẻ, vết cắt màu vàng trắng, hơi trong trong, không mùi vị nhạt.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Vị ngọt, hơi cay, tính bình.
2. Quy kinh
Vào bốn kinh: Phế, Vị, Can, Tỳ.
3. Tác dụng
Thanh hỏa, giải độc, làm tan khối tích rắn, tiêu kết tụ, hóa đờm giải độc, tiêu thũng.
4. Công dụng
Theo tài liệu cổ, sơn từ cô có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, thường dùng chữa ung thũng, đinh độc, loa lịch, rắn và sâu bọ cắn.
5. Liều dùng
Chỉ thấy dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 3 – 6g uống, dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
Đơn thuốc trị Ngộ Độc Thức Ăn
Tử kim đỉnh chữa ngộ độc thức ăn: Sơn từ cô 80g, đại kích 60g, ngũ bội tử 40g, thiên kim tử sương 40g, chu sa 16g, xạ hương 16g, minh hùng hoàng 8g. Chế thành thuốc đỉnh hay thuốc viên, mỗi đỉnh hay viên 2 hoặc 4g. Mỗi lần dùng 1- 2g, ngày uống 1 – 2 lần dùng nước nóng chiêu thuốc. Đơn thuốc này nếu chế thành đỉnh mang tên tử kim đĩnh hay thái ất tử kim đĩnh dùng chữa ngộ độc thức ăn, nôn hay đi ngoài là khỏi.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Sơn từ cô là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam