Site icon Medplus.vn

Trị kinh nguyệt không đều, tắc sữa với ” CÂY TRÂU CỔ “

tri-kinh-nguyet-khong-deu-tac-sua-voi-cay-trau-co

tri-kinh-nguyet-khong-deu-tac-sua-voi-cay-trau-co

Theo tài liệu cổ: Cây trâu cổ có vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong thấp, tráng cân cốt, khu ứ, tiêu thũng. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

tri-kinh-nguyet-khong-deu-tac-sua-voi-cay-trau-co

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

– Nước sắc từ quả Trâu cổ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi.

– Nước sắc từ quả của trâu cổ có tác dụng hưng phấn cổ tử cung.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa:

Quả Xộp 40g, bồ công anh, lá Mua, mỗi vị 15g sắc uống. Ngoài dùng lá Bồ công anh giã nhỏ chế giấm, chưng nóng chườm, đắp. Lại dùng lá Ngải cứu khô giã tơi cuốn giấy lại như điếu thuốc lá, đốt hơ chỗ ngực ngang 2 núm vú và chỗ chân vú bên bị tắc, hơ đến mức thấy nóng rát thì thôi. (Theo lương y Lê Trần Ðức).

2. Chữa đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp:

Cành lá Trâu cổ tươi 50 – 60g (khô 10 – 15g) sắc nước uống hàng ngày.

3. Chữa cơ thể suy nhược sau ốm dậy:

Cành lá Trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.

4. Chữa trẻ gầy còm suy dinh dưỡng:

Cành lá Trâu cổ tươi 50g, nấu với thịt gà ăn hàng ngày.

5. Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ:

Quả Trâu cổ: 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được).

6. Chữa quáng gà:

Nấu canh quả Trâu cổ với gan lợn (20 – 30g) ăn.

7. Chữa di tinh, liệt dương, tim loạn nhịp:

Quả Trâu cổ sao khô. Hạt Bìm bìm trắng (Bạch khiên ngưu) sao khô, hai thứ lượng bằng nhau, làm thành bột mịn, trộn đều đựng trong lọ khô, sạch, có nút kín. Mỗi lần uống 6g, chiêu với nước cơm, ngày uống 3 lần.

8. Bài thuốc ngâm rượu hỗ trợ trị các yếu sinh lý nam, di tinh, liệt dương:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị đậu đen 50g, lá, cành và quả trâu cổ 100g, 250ml rượu trắng. Đem xay nhuyễn các nguyên liệu, sau đó ngâm với rượu trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ (khoảng 10 – 30ml), ngày dùng 1 lần.

Bài thuốc 2:

Dùng quả trâu cổ khô 2kg, rượu trắng 40 độ 6 lít và đậu đen (sao thơm) 1kg. Đem ngâm với rượu trong 20 ngày là dùng được.

9. Chữa thấp khớp mãn tính:

Tang chi 10g, dây đau xương 10g, lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, cành, lá và thân trâu cổ 20g, dây rung rúc 12g, rễ tầm xuân 20g, rễ cỏ xước 20g và phục linh 20g: Đem các vị sắc 2 lần và lấy 400ml nước, sau đó đun nhỏ lửa cho cô lại. Đem cao hòa với rượu và chia đều thành 3 lần dùng trong ngày.

10. Giúp giải khát và thanh nhiệt:

Quả trâu cổ chín: Đem rửa sạch, xay nghiền và ép lấy nước. Nước ép sẽ tự động chuyển thành dạng thạch. Sau đó dùng dao thái sợi, thêm đường và đá vào uống.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version