Site icon Medplus.vn

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ được xem là một phần của tiến trình lão hóa. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện khi bạn chỉ mới bước vào tuổi 30 và gặp phổ biến ở 85% người trên 60 tuổi.

Dấu hiệu và các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ thường diễn ra âm thầm, bạn cần lưu ý để nhận biết chúng sớm. Có như vậy bạn mới dễ dàng kiểm soát tình trạng này, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Trước khi “điểm danh” các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tìm hiểu sơ qua tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là gì. Đây là một thuật ngữ chỉ sự hao mòn ở sụn, đĩa đệm, gân và đốt sống ở cổ. Nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau cổ mãn tính.

2. Các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường phát triển từ từ, không rõ ràng trong thời gian đầu nhưng cũng có các trường hợp chúng xuất hiện hoặc tiến triển một cách đột ngột. Các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ có thể nhẹ hoặc nặng, ở tùy từng người và nghiêm trọng nhất là khi cứng cổ không thể cử động được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy đau trên xương bả vai. Đôi khi cơn đau lan đến cánh tay trên, cẳng tay hoặc ngón tay (hiếm gặp).

Đau cổ: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

 

Thoái hóa đốt sống cổ được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau cổ mãn tính. Bạn cũng có thể quan sát thấy cơn đau cổ nghi ngờ là biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn trong các trường hợp:

  • Sau khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
  • Về đêm.
  • Ho, hắt hơi hoặc cười lớn.
  • Cúi đầu về phía sau hay khi vặn cổ.
  • Đi bộ xa hơn.

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khác

Bên cạnh đau cổ, bạn cũng cần lưu ý một số triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ phổ biến sau đây:

  • Cứng cổ và triệu chứng này có xu hướng trầm trọng dần theo thời gian.
  • Ngứa ran hoặc tê nhức hay có cảm giác khó chịu ở vai, cánh tay.
  • Nhức đầu, đặc biệt là vùng phía sau đầu.
  • Đau bên trong xương bả vai và đau vai.
  • Tiếng lạo xạo hay lục khục khi xoay cổ.

Một số triệu chứng ít phổ biến hơn phải kể đến:

  • Mất khả năng thăng bằng, xây xẩm, mất định hướng về không gian.
  • Đau hoặc tê ở chân.
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột (nếu xuất hiện áp lực lên cột sống).

3. Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

 

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ kéo dài hoặc trở nặng có thể gây nên các biến chứng như:

  • Són phân (đi cầu không tự chủ) hay són tiểu (đi tiểu không tự chủ) do mất kiểm soát ở bàng quang, ruột.
  • Mất chức năng hoặc cảm giác cơ. Thuật ngữ chỉ tình trạng mất chức năng cơ hoàn toàn, còn gọi là liệt cơ.
  • Hiếm gặp trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây ra thương tật vĩnh viễn – mất đi chức năng hoạt động bình thường của một hay nhiều bộ phận trên cơ thể.
  • Khả năng giữ thăng bằng kém hoặc mất khả năng giữ thăng bằng, dễ bị chóng mặt và té ngã.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết người bệnh thoái hóa đốt sống cổ đều có các triệu chứng duy trì trong thời gian dài. Những triệu chứng mãn tính này có thể được cải thiện bằng các phương pháp điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật. Một số khác, bệnh nhân có thể cần chung sống lâu dài với các cơn đau.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khẩn cấp sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời:

  • Đau cổ dữ dội có vẻ dần tiến triển nghiêm trọng hơn dù đã uống thuốc hay áp dụng các liệu pháp giảm đau khác.
  • Có dấu hiệu biến chứng.
  • Phát hiện các triệu chứng mới chẳng hạn như mất cảm giác hoặc không thể cử động một phần nào đó trên cơ thể.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột – cần đến bệnh viện ngay.

Trên đây là những thông tin cơ bản để bạn có thể cảnh giác hơn với các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, giúp kịp thời can thiệp tình trạng này. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Cervical Spondylosis: Symptoms, Causes, Treatments

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version