Nhau thai là gì?
Dây nhau thai: là một ống dẫn hai đầu để đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Đồng thời cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của dây rau là vận chuyển oxy từ máu mẹ sang máu thai nhi.
Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút.
Sau khi đẻ thai nhi ra ngoài thì cơ thể mẹ không cần nhau thai nữa. Sau khi sinh thường khoảng nửa tiếng. Nhau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau thai khỏi tử cung. Nếu nhau thai bị sót thì cơ thể mẹ sẽ có những triệu chứng nhằm phát hiện.
Triệu chứng sót nhau thai
Toàn bộ bánh nhau phải được loại bỏ khỏi tử cung sau khi bạn sinh con. Trong một số trường hợp, một phần nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung. Đây là hiện tượng sót nhau thai. Sót nhau có thể xảy ra bởi nhau bị mắc sau cổ tử cung đóng một phần. Hoặc nhau vẫn còn bám vào thành tử cung. Dù bám nông (nhau dính) hay bám sâu (nhau cài răng lược).
Sót nhau sau sinh có thể khiến sản phụ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như viêm tử cung, tắc vòi trứng,… Thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng. Có ba loại triệu chứng sót nhau thai chính:
- Nhau tiền đạo: Đây là hiện tượng bánh nhau bám vào phần dưới gần mép cổ tử cung, xảy ra khi các cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy nhau thai ra ngoài.
- Nhau bong nhưng không ra ngoài: Nhau thai có thể được tách ra hoàn toàn khỏi tử cung nhưng bị kẹt lại trong cơ thể và không thể thoát ra ngoài do cổ tử cung đóng lại quá sớm.
- Nhau cài răng lược: gai nhau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung khiến quá trình sinh thường trở nên khó khăn hơn và thường dẫn đến băng huyết sau sinh.
Nguyên nhân nhau thai không được lấy hết ra
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhau thai còn sót. Nhưng bất kể với nguyên nhân, triệu chứng sót nhau thai nào thì cũng cần chữa trị ngay lập tức.
- Nhau thai bám sâu vào thành tử cung. Khi lấy ra có thể nhau bị đứt hoặc không lấy hết được.
- Do nhân viên y tế lấy không kiểm tra kỹ hoặc không biết còn nhau thai.
- Có thể xuất hiện ở những người từng nạo phá thai. Do phần này dính vào chỗ tử cung bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật trước.
- Do lần mổ trước để lại, nhau thai có thể dính vào vết sẹo hoặc vết rạch nào đó trong tử cung.
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi ngoài 30 sinh non, quá trình sinh lâu hoặc thai lưu cũng dễ có dấu hiệu sót nhau thai.
Triệu chứng xuất hiện khi nhau thai bị sót lại trong cơ thể
-
Ra máu bất thường
Là biểu hiện chính của việc còn sót nhau thai trong cơ thể. Hiện tượng ra máu bất thường ở sản phụ đôi khi có thể bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Bình thường, sau sinh sản phụ có thể bị ra dịch, máu kéo dài tới cả tháng. Tuy nhiên, trong sót nhau thai.
Dịch của sản phụ có nhiều bất thường như: Dịch ra có màu đen, mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, phụ nữ bị sót nhau thai bị ra huyết và dịch nhiều hơn bình thường rất nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục. Triệu chứng sót nhau thai khác:
- Đau bụng nhiều, âm ỉ hoặc liên tục ở bụng dưới.
- Sốt.
- Tử cung có thể co hồi kém.
- Bệnh nhân mất máu nhiều nên thường có biểu hiện mệt mỏi, nặng hơn có thể bị choáng.
Cách xử lý sau khi có triệu chứng sót nhau thai
- Bác sĩ sẽ dùng các biện pháp thích hợp để can thiệp như nạo; hút nốt nhau thai ra ngoài và sử dụng kháng sinh chữa các viêm nhiễm.
- Dùng lá rau ngót sạch xay lấy nước trong việc hỗ trợ xử lý. Vì rau ngót rất có ích trong việc giúp cho tử cung co bóp để đẩy nhanh sản dịch và nhau thai còn sót ra ngoài. Nó cũng giảm nhanh chóng các triệu chứng sót nhau thai.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về triệu chứng sót nhau thai và cách xử lý . Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia