Các triệu chứng tràn khí màng phổi thứ phát
- Đột nhiên hó thở tăng lên, lồng ngực co rút mạnh ở bệnh nhân đã có tiền sử suy hô hấp
- Ngực mất cân đối
- Tuần hoàn ngoại vi giảm
- Mạch ngoại vi yếu
- Sắc da tím tái hơn, miệng bị đẩy lệch về một phía so với bình thường
- Gõ phổi bên tràn khí nghe vang hơn, rì rào phế nang giảm do phổi bị khí ép lại
- Chụp Xquang tràn khí màng phổi ở tư thế đứng sẽ thấy rõ hình ảnh tràn khí để xác định chuẩn đoán
Ngoài ra, nếu có tràn khí trung thất thì sẽ có các triệu chứng như:
- Hình ảnh tràn khí màng phổi xquang thấy xương ức bị đẩy ra phía trước
- Có khí tràn dưới da
- Ở những trẻ có ứ khí phổi (emphysema), thường dễ xảy ra tràn khí màng phổi thứ phát
Nguyên nhân dẫn đến tràn khí màng phổi xảy ra thứ phát ở trẻ sơ sinh
Tràn khí màng phổi thường xảy ra thứ phát ở trẻ sơ sinh. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng liên quan đến khí phổi. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phế nang bị vỡ vì áp lực quá cao trong phổi hoặc tại phổi tổn thương nặng. Thường gặp trong những hoàn cảnh sau:
- Trẻ phải sử dụng hô hấp hỗ trợ vì suy thở như bóp bóng, thở máy
- Trẻ bị bệnh màng trong
- Trẻ bị ngạt do hút nước ối, phân su
- Thoát vị cơ hoành
Các gợi ý điều trị các triệu chứng bệnh tràn khí màng phổi
Gợi ý điều trị
Với các triệu chứng trên, cách điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh gồm:
- Đặt trẻ nằm ở tư thế đầu cao
- Trog trường hợp suy thở nặng, cần phải nhanh chóng dẫn lưu khí như sau:
- Chọc hút khí ở liên sườn II, điểm ở giữa xương đòn hay đường nách trước. kim chọc phải được nối liền với bơm tiêm 20ml hoặc 50ml bằng một đoạn dây dẫn lưu. Cần kẹp chặt dây dẫn lưu mỗi lần tháo bơm tiêm đã hút đầy khí, tránh gây tràn khí thêm.
- Không nên chọc mủ khi chưa chụp Xquang để xác định khí trừ khi rất cấp bách, bệnh nhân quá khó thở
- Trong trường hợp tràn khí nhiều, cần dẫn lưu khí và hút liên tục. Thủ thuật này thường do các bác sĩ ngoại khoa làm và dẫn lưu khí kín
- Nếu dẫn lưu ở liên sườn II không giải quyết được, có thể dẫn lưu thêm một chỗ khác ở liên sườn V – VI đường nách giữa
- Trong trường hợp tràn khí nhẹ phát hiện bằng Xquang và trẻ không có suy hô hấp dữ dội thì không cần dẫn lưu khí, cho thở oxy 12 giờ, tràn khí màng phổi thứ phát có thể tự tiêu đi
- Nếu có ứ khí ở phổi, cần cho thở tần số nhanh hơn
Hướng dẫn dự phòng bệnh và các lưu ý
- Sử dụng phương pháp hô hấp hỗ trợ đúng kỹ thuật
- Điều trị sớm và tích cực các trường hợp có nhiễm trùng hô hấp
Những lưu ý cần thiết để hạn chế tràn khí màng phổi
Cần lưu ý những hành vi dưới đây để hạn chế tràn khí màng phổi thứ phát cho trẻ sơ sinh
- Thăm khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ
- Thực hiện các xử trí, các cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ
- Nói với bác sĩ về tất cả các biểu hiện của trẻ mà bạn thấy được
- Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ là triệu chứng của bệnh tràn khí, cần phải lập tức đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Xem thêm: