Site icon Medplus.vn

Trúc đào: Nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh tim và những công dụng ít người biết

Trúc đào

Trúc đào

A. Thông tin về Trúc đào

Trúc đào hay còn được gọi là Đào lê, là loài cây thuộc họ cùng tên. Đây là loài cây có thể trồng riêng lẻ, hoặc trồng thành bụi nhiều cây. Điểm cần lưu ý là ngoài công năng chữa bệnh, trúc đào cũng mang độc tố sẵn trong cây nên cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng nhằm tránh những triệu chứng không mong muốn.

Tên khoa học: Nerium oleander L.

Tên đồng nghĩa: Nerium indicum Miller

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

1. Mô tả cây

Trúc đào

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Trúc đào vốn là loà cây mọc hoang ở vùng ven biển Địa Trung Hải, chưa rõ được di thực vào nước ta từ hồi nào. Hiện nay được trồng làm cảnh ở các vườn hoa hay dọc bên đường như ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Thu hái: Cắt những cành bánh tẻ (không non, không già quá) thành từng đoạn dài 15-50cm, cắm nghiêng xuống đất, tưới để giữ độ ẩm đều, trong vòng 15 ngày đến 1 tháng là cây mọc. Sau 1 năm có thể thu hoạch lá, nhưng càng những năm sau số lượng lá thu hoạch càng cao. Cắt lá nên cắt cả cành vì như vậy cành non mới phát triển và cho nhiều lá.

Chế biến:

3. Thành phần hoá học

Trong lá trúc đào, người ta nghiên cứu thấy có 4 glucozit chủ yếu là oleandrin, neriin, neriantin, adynerin.

4. Tác dụng dược lý và độc tính

Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu, gây ngộ độc chết nếu dùng quá liều.

Theo một số nghiên cứu khoa học, hoạt chất của trúc đào là chất neriolin có các tác dụng như: trợ tim, hỗ trợ điều bị bệnh tim, …

B. Công dụng và liều dùng

Hiện nay người ta chỉ dùng lá cây để làm nguyên liệu chế neriolin làm thuốc chữa tim.

Neriolin được dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên.

Dung dịch rượu 115.000 chế như sau:

Viên nerioiin: Mỗi viên chứa 0,1 hay 0,2mg. Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 0,0001g

Theo kinh nghiệm điều trị ở Bệnh viện Việt- Tiệp Hải Phòng, ngày dùng khoảng 0,41,2mg. Có thể dùng liên tục vì thuốc thải trừ nhanh chóng, có bệnh nhân dùng hằng năm mà không có triệu chứng ngộ độc.

Bản thân chất neriolin phải bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A, nhưng dung dịch và viên neriolin thì theo chế độ thuốc độc bảng B.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version