Site icon Medplus.vn

Tự tay chế biến phá lấu bò ngon như cách người Hoa làm

Món phá lấu bò

Món phá lấu bò

Phá lấu là một món ăn lâu đời có nguồn gốc từ Trung Hoa. Theo nhiều tài liệu, món ăn này khởi nguồn từ người Tiều trong những ngày cúng kiếng, giỗ chạp. Con heo dùng để cúng không thể ăn hết nhưng cũng không thể để lâu được nên họ phải đem nhiều phần của heo đi tẩm ướp, bỏ vào nồi để ăn dần. Bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử… Hôm nay, hãy cùng Medplus trổ tài với món phá lấu bò cực kỳ thơm ngon nhé. Phần lòng bò thơm nức, dai giòn hòa trong làn nước dùng với các gia vị thuốc bắc chắc chắn sẽ làm cả nhà bất ngờ đấy.

Bắt đầu làm món phá lấu bò ngay sau đây nhé!

Bí quyết làm phá lấu bò

Để thành công với món phá lấu bò thì đầu tiên bạn phải chọn được nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo an toàn nhé. Hướng dẫn sau đây sẽ mách cho bạn cách chọn bao tử, tim, gan và ruột bò chất lượng nhất.

1. Cách chọn nguyên liệu

Bao tử bò

Bao tử bò còn tươi ngon sẽ có màu trắng nõn, bề mặt có nhiều “gai” nhỏ. Nếu bao tử bò có màu hay đặc điểm lạ thì tuyệt đối không nên mua.

Tim bò

Nếu thịt bò có màu đỏ tươi là thịt ngon thì bao tử ngon sẽ có màu sậm hơn một chút. Trên quả tim thường có một lớp mỡ mỏng màu vàng nhạt. Nếu để ý kỹ thì bạn còn có thể trông thấy các dây mạch máu trên bề mặt quả tim nữa. Ngoài ra thì độ đàn hồi của quả tim cũng giúp bạn nhận biết nguyên liệu đó còn tươi hay không. Hãy ấn nhẹ và tim bò và xem nó săn chắc và trở lại hiện trạng ban đầu không nhé.

Gan bò

Trong các bộ phận nội tạng của bò thì gan có lẽ là cơ quan có màu sắc đậm nhất với màu đỏ sẫm. Chọn lá gan nào chắc tay, khô ráo và không có hiện tượng chảy nước hay dịch.

Ruột bò

Ruột bò tươi ngon có màu trắng sạch. Trên bề mặt ruột không có các nốt đen, viêm hay có dấu hiệu dập nát.
Với phần lòng bò, dù nguyên liệu có là gì thì bạn cũng đừng quên kiểm tra mùi hương của chúng. Lòng bò tươi ngon thì bao giờ cũng có mùi thơm gây gây của thịt tươi chứ không có mùi hôi khó chịu.

2. Cách sơ chế lòng bò đúng chuẩn

Lưu ý khi ăn phá lấu bò

1. Các món ăn kèm

2. Những ai nên hạn chế dùng phá lấu bò?

Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo người dùng về lượng chất béo và cholesterol cao trong nội tạng động vật. Người bình thường khi tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp, gout…. Với người đã mắc bệnh sẽ làm tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.

Người bị bệnh thận

Nhiều người có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên nghĩ rằng ăn gan, thận bò sẽ giúp họ khỏe mạnh hơn. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Người bị suy thận, thận hư, thận nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid mà dùng thêm nội tạng động vật sẽ chỉ làm bệnh nặng thêm.

Nên dùng nội tạng động vật tối đa bao nhiêu lần mỗi tuần?

Bạn chỉ nên ăn nội tạng một vài lần trong tuần mà thôi. Tiêu chuẩn chung mà các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra cho người khỏe mạnh là 2-3 lần mỗi tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 70g. Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.

Với hướng dẫn trên đây thì từ giờ bạn có thể tự tin làm ra món phá lấu bò vừa ngon, vừa ăn toàn vệ sinh rồi nhé. Đặc biệt, tự tay chọn mua nguyên liệu tươi nên không cần lo ngại vấn đề có hại cho sức khỏe. Những chén phá lấu bò nóng hổi, thơm phức, chấm từng miếng lòng bò mềm ngon vào nước mắm tắc chua ngọt, thêm vài cọng rau răm và miếng bánh mì nữa thì hết sảy!

Chúc bạn thành công và ngon miệng. Đừng quên ghé Medplus thường xuyên để có thêm nhiều gợi ý hay cho món ngon mỗi ngày nhé!

Xem thêm

Nguồn: Tổng hợp

 

Tự tay chế biến phá lấu bò ngon như cách người Hoa làm

Serves: 6
Cook time: 50 minutes
Level: 2

Ingredients

  • Lòng bò 1 kg
  • Gừng băm 50 gr
  • Muối hột 50 gr
  • Giấm trắng 100 ml
  • Rượu trắng 100 ml
  • Nước 1 lít Gừng 5 lát
  • Muối 1 muỗng canh
  • Muối 13 gr
  • Hạt nêm 5 gr
  • Bột ngũ vị hương 3 gr
  • Đường trắng 90 gr
  • Dầu điều 50 ml
  • Tỏi băm 15 gr
  • Hành tím 15 gr
  • Riềng 10 gr
  • Gừng 10 gr
  • Nước dừa tươi 1 lít
  • Hoa hồi 2 cái
  • Bột nghệ 3 gr
  • Bột quế 2 gr
  • Nước cốt dừa 400 ml
  • Nước cốt tắc 50 ml
  • Nước mắm 30 ml

Instructions

Sơ chế

  • Cho 1kg lòng bò vào âu lớn, thêm 50gr gừng băm, 50gr muối hạt (muối hột), 100ml giấm trắng, 100ml rượu trắng. Dùng tay chà sát muối, gừng vào các miếng lòng. Để ngâm 30 phút và rửa sạch lòng dưới vòi nước. Tiếp theo cho lòng bò vào luộc sơ 5 phút trong nồi nước sôi với 5 lát gừng và 1 muỗng canh muối. Thời gian ngâm có thể lâu hơn để lòng bò được sạch và khử mùi hôi tốt hơn.
  • Ướp lòng bò: Cho lòng bò đã luộc sơ vào âu lớn, thêm vào âu 10gr muối, 5gr hạt nêm, 3gr ngũ vị hương, 30gr đường và 50ml dầu điều. Dùng đũa trộn đều và ướp lòng khoảng 30 phút.

Cách thực hiện

  • Phi thơm 15gr tỏi băm, 15gr hành tím băm, 10gr riềng đập dập và 10gr gừng đập dập. Cho lòng bò vào xào săn lại.
  • Cho thêm 1 lít nước dừa tươi, 2 cái hoa hồi, 3gr bột nghệ và 2gr bột quế. Dùng muôi đảo đều cho gia vị hòa lẫn vào phần nước dùng.
  • Đậy nắp và hầm lửa vừa trong khoảng 90 phút đến khi nước hơi cạn thì cho tiếp 400ml nước cốt dừa, tiếp tục hầm thêm 30 phút.
  • Khi lòng bò đã chín mềm, nêm thêm 3gr muối và 10gr đường. Bạn cũng có thể nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bản thân.
  • Cách pha nước mắm tắc chấm phá lẩu bò: Chuẩn bị một nồi nhỏ, cho 50gr đường trắng, 50ml nước cốt tắc và 30ml nước mắm. Dùng muỗng khuấy đều đến khi nước mắm tắc sôi thì tắt bếp.
  • Bày phá lấu bò ra tô, rắc thêm tiêu và rau thơm. Cho phần nước sốt ra chén nhỏ để chấm cùng.
Món phá lấu bò
Exit mobile version