Site icon Medplus.vn

Tục Đoạn – Vị thuốc Kiện gân cốt, Hoạt huyết nổi tiếng trong Y Học

tuc doan 1 - Medplus

Với tác dụng dược lý đa dạng, cây tục đoạn được ứng dụng vào các bài thuốc  bổ gan ích thận, thông huyết mạch, giảm đau,…. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Tục đoạn, Sơn cân thái, Oa thái, Đầu vù (Hmông), Rễ thái, Sâm nam

Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq.

Họ: Dipsacaceae (Củ nâu)

1. Đặc điểm dược liệu

Tục đoạn là loại cây thân thảo có thể cao tới khoảng 1,5 – 2m. Thân cây có 6 cạnh và trên cạnh sẽ có 1 hàng gai thưa. Gai quặp trở xuống và càng lên trên càng mau dần.

Lá không có cuống, mọc đối nhau, bẹ lá ôm lấy cành hay thân. Lá còn non sẽ có răng cưa nhỏ, phần phiến lá nhỏ, đầu nhọn, thuôn dài. Gân lá cách và trên đường gân của mặt dưới lá có 1 hàng gai nhỏ cứng nhưng càng lên đầu lá sẽ càng mềm dần. Lá khi già sẽ có phiến xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phần phiến lá xẻ cách từ 3 đến 9 thùy. Gân lá già cũng có gai nhỏ như là nguyên nhưng cũng có nhiều là nguyên.

Cụm hoa có thể hình trứng hoặc hình cầu, cành mang hoa thường dài khoảng 10 – 20cm, gồm 6 cạnh có lông cứng. Hoa màu trắng, lá bắc dài khoảng từ 1 – 2cm. Quả bế màu xám trắng còn lá đài sót lại, có 4 cạnh, dài khoảng 5 – 6mm.

2. Bộ phận dùng

Củ của cây tục đoạn chính là bộ phận được sử dụng làm vị thuốc.

3. Phân bố

Cây được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở nước ta, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, cây tục đoạn mọc hoang tương đối nhiều. Nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La…

4. Thu hái và sơ chế

Củ tục đoạn thường được thu hái vào mùa đông, khoảng thời điểm tháng 11 – 12. Tiến hành đào về rửa sạch đất cát rồi cắt bỏ rễ con và phần trên cổ rễ. Sau đó đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Ngoài ra, có thể sơ chế dược liệu theo 2 cách phổ biến sau đây:

5. Bảo quản

Dược liệu đã qua sơ chế khô cần bỏ vào túi kín và để nơi khô mát, phòng ẩm mốc, sâu mọt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Tục đoạn có vị đắng cay và tính hơi ôn

2. Thành phần hóa học

Phân tích ghi nhận dược liệu tục đoạn có chứa một số thành phần bao gồm:

3. Tác dụng dược lý

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Trường hợp làm vị thuốc trừ phong thì có thể dùng sống nhưng nếu dùng làm vị thuốc cầm máu thì cần phải sao lên. Liều lượng được khuyến cáo dùng tục đoạn mỗi ngày là từ 12 – 20g.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

Bài thuốc giúp bồi bổ can thận, trị mỏi gân cốt ở người già

Bài thuốc chữa băng huyết

Bài thuốc chữa tắc sữa, ít sữa sau sinh

Bài thuốc ngăn ngừa sẩy thai ở trường hợp hay sinh non

Bài thuốc trị kinh nguyệt quá nhiều hay kinh có màu nhạt

Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng lãnh cảm ở phụ nữ

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Những người có chứng âm hư hỏa thịnh tuyệt đối không sử dụng tục đoạn cho bất cứ mục đích nào.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version